Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC
Hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN từ góc độ Việt Nam
Hài hòa hóa pháp luật Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập vào 31/12/2015 vừa là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập trong ASEAN, vừa là đòi hỏi nội tại của chính bản thân Việt Nam nhằm thực hiện đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Trên cơ sở phân tích những lợi ích, thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong tiến trình hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN, bài viết đề xuất bốn kiến nghị cho Việt Nam nhằm thúc đẩy hiệu quả tiến trình này.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Pháp luật thuế nội địa Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN
Bài viết nghiên cứu, phân tích những vấn đề mà ASEAN Economic Community (AEC) đặt ra cho pháp luật thuế nội địa Việt Nam; những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nội địa nhằm đạt được các mục tiêu: i) bảo đảm sự hài hòa về pháp luật thuế nội địa giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN, (ii) bảo đảm thuế nội địa là công cụ hiệu quả trong điều tiết vĩ mô kinh tế-xã hội, tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước phát triển, từ đó phát huy tối đa những thuận lợi mà AEC mang lại, iii) bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong điều kiện thuế nhập khẩu ngày càng giảm do Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Chuyên mục: Luật Thuế/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Vấn đề xác định thị trường liên quan trong bối cảnh tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Bài viết phân tích yêu cầu hoàn thiện các quy định nhằm xác định thị trường liên quan của pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào AEC. Trong giai đoạn chưa thể đạt được sự hòa hợp trong các quy định pháp luật điều chỉnh cạnh tranh giữa các thành viên trong khối, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ những nước có bề dày lịch sử trong hoạt động kiểm soát hành vi phản cạnh tranh với mục tiêu điều chỉnh có hiệu quả hơn các hành vi phản cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng. Bài viết tìm hiểu cách tiếp cận của một số quốc gia (bao gồm Hoa Kỳ, Singapore và Thái Lan) trong việc xác định thị trường liên quan trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
Chuyên mục: Cạnh tranh, Quốc tế, Thương mại, Thương mại quốc tế
Cộng đồng kinh tế ASEAN: Những thách thức về thể chế cho sự vận hành
Bài viết nghiên cứu những thách thức mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) phải đối mặt và giải quyết từ góc độ thể chế. Cụ thể, bài viết phân tích những thách thức từ việc lựa chọn mô hình thích hợp, những bất cập từ việc tổ chức bộ máy điều hành, cơ chế ra quyết định vốn dựa trên sự đảm bảo nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” và cơ chế thông qua quyết định theo “nguyên tắc đồng thuận”. Ngoài ra, bài viết cũng nghiên cứu cơ chế giám sát, giải quyết tranh chấp, cuối cùng là cơ chế nhằm phản ánh và khắc phục hợp lý sự khác biệt, chênh lệch về trình độ phát triển của các quốc gia thành viên. Những phân tích này sẽ đi cùng với các đề xuất kiến nghị nhằm khắc phục những thách thức đó.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau – một giải pháp tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN
Trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC), thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa. Bên cạnh khung pháp lý về dịch chuyển thể nhân, miễn visa, việc công nhận bằng cấp, chứng chỉ lẫn nhau là một công cụ hướng đến tự do hóa thương mại dịch vụ trong AEC nhằm hướng đến người lao động có trình độ (skilled)
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế