Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2014 đã có những cải cách mạnh mẽ và sâu rộng, trong đó có cải cách về người đại diện theo pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh và tiến gần hơn với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, những quy định đó đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định. Để tiếp tục khắc phục những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về người đại diện và tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nên LDN năm 2020 đã ra đời thay thế LDN năm 2014. Bài viết này tác giả phân tích thực trạng quy định về người đại diện của doanh nghiệp và đề xuất hướng áp dụng luật doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp trong thời gian tới.
Luật Doanh nghiệp 2014
Đề xuất đóng góp cho dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) từ góc độ kinh tế học pháp luật
Từ những lý luận của kinh tế học pháp luật như lý thuyết ủy quyền – đại diện, chi phí giao dịch, bài viết phân tích và đưa ra một số đề xuất đóng góp cho Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) liên quan tới các vấn đề về: (i) địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; (ii) tổ chức quản lý doanh nghiệp – đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Chủ thể kinh doanh và phá sản/ Thương mại
Điều chỉnh mối quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014
Nhóm công ty là một hình thức liên kết kinh tế xuất hiện một cách tự nhiên khi các nhà đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc tạo lập tổ hợp các công ty độc lập về tư cách pháp lý nhưng lại có mối liên hệ với nhau về sở hữu. Chính mối quan hệ sở hữu này làm cho các giao dịch giữa các công ty trong nhóm có các đặc thù riêng mà nếu không được giám sát tốt có thể gây thiệt hại cho quyền lợi của bên thứ ba như cổ đông thiểu số, bên cho vay, đối tác kinh doanh hoặc nhà nước… Bài viết này nghiên cứu các đặc trưng của mối quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty và các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành đối với các giao dịch điển hình giữa các công ty trong nhóm, qua đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Thương mại
Vấn đề bảo lãnh của công ty mẹ đối với việc vay vốn của công ty con trong nhóm công ty là tổng công ty nhà nước
Bài viết đánh giá quy định và thực trạng áp dụng của pháp luật về việc bảo lãnh của công ty mẹ đối với việc vay vốn của công ty con trong tổng công ty nhà nước – một trong những hình thức điển hình của mô hình nhóm công ty, từ đó đề xuất giải pháp để việc bảo lãnh của công ty mẹ đối với công ty con có giá trị thực hiện nghĩa vụ trên thực tiễn, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Thương mại
Tổng thuật hội thảo khoa học Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 – Những đổi mới nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh
Nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh – một khía cạnh kinh tế quan trọng của nội dung quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành hai đạo luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh là Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014.1 Hai đạo luật này đã có những quy định mang tính chất cải cách sâu rộng và có tính đột phá trên nhiều phương diện để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân. Với mục đích tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học trình bày và trao đổi các kết quả nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới, ngày 30/10/2015, Khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công Hội thảo “Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2014 – những đổi mới nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh”. Bài viết tổng hợp những nội dung, quan điểm pháp lý của các diễn giả, cử tọa trình bày tại hội thảo này, đồng thời gợi mở những phân tích tiếp theo liên quan đến nội dung trên.
Chuyên mục: Đầu tư/ Thương mại
Bàn về con dấu của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các quy định khác có liên quan
Luật Doanh nghiệp năm 2014 có nhiều điểm tiến bộ so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong đó có sự cải cách đáng kể đối với quy định về con dấu của doanh nghiệp. Bài viết nghiên cứu các quy định về con dấu của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Qua đó, tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến con dấu của doanh nghiệp.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Thương mại
Bình luận về quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2014
Quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức được Luật Doanh nghiệp năm 2014 điều chỉnh với khá nhiều điểm mới đáng quan tâm. Bài viết phân tích những điểm chưa rõ ràng và phù hợp về lý luận và thực tiễn của các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quyền tự do trong việc (i) thành lập và quản lý doanh nghiệp, (ii) lựa chọn hình thức kinh doanh, (iii) thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước và (iv) tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động, giao dịch mà pháp luật không cấm.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Thương mại
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Chủ thể kinh doanh và phá sản
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Chủ thể kinh doanh và phá sản/ Thương mại