Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng Nghị viện không đứng một mình mà vận hành trong mối quan hệ với các cơ quan khác là hành pháp và tư pháp. Mối quan hệ đó khác nhau ở mỗi nước, tùy vào đặc điểm văn hóa, […]
Mối quan hệ
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Mối quan hệ giữa hành pháp với các cơ quan khác ở trung ương ở Đức và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam
Bài viết giới thiệu và phân tích mối quan hệ giữa nhánh hành pháp và các cơ quan trung ương khác ở CHLB Đức. Trên cơ sở kinh nghiệm của CHLB Đức, bài viết đưa ra những bình luận và đề xuất nhằm hoàn thiện vị trí pháp lý, chức năng và thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài
Điều chỉnh mối quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014
Nhóm công ty là một hình thức liên kết kinh tế xuất hiện một cách tự nhiên khi các nhà đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc tạo lập tổ hợp các công ty độc lập về tư cách pháp lý nhưng lại có mối liên hệ với nhau về sở hữu. Chính mối quan hệ sở hữu này làm cho các giao dịch giữa các công ty trong nhóm có các đặc thù riêng mà nếu không được giám sát tốt có thể gây thiệt hại cho quyền lợi của bên thứ ba như cổ đông thiểu số, bên cho vay, đối tác kinh doanh hoặc nhà nước… Bài viết này nghiên cứu các đặc trưng của mối quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty và các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành đối với các giao dịch điển hình giữa các công ty trong nhóm, qua đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Thương mại
Mối quan hệ nhân quả và vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế – một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại – từ góc độ là một phương pháp giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại. Theo đó, bài viết phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về mối quan hệ nhân quả đặt trong bối cảnh nghiên cứu sự phát triển của các học thuyết pháp lý chủ yếu về vấn đề này, nhằm làm rõ các vấn đề pháp lý sau: (i) cách thức xác định mối quan hệ nhân quả, (ii) các điều kiện dẫn đến phá vỡ hoặc làm gián đoạn chuỗi hành vi thiết lập nên mối quan hệ nhân quả; và (iii) việc giới hạn thiệt hại từ hành vi bù trừ lợi ích xét từ góc độ mối quan hệ nhân quả. Đồng thời quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods – CISG) về bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm cũng được nghiên cứu nhằm cung cấp một góc nhìn khác về cách thức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là cơ sở có tính chất tham khảo cho việc giải thích và hoàn thiện quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về cùng vấn đề.
Chuyên mục: Thương mại/ Luật Thương mại Việt Nam
Mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam
Quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia và cơ quan hành pháp không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa hai chế định độc lập và quan trọng trong bộ máy nhà nước mà còn phản ánh vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong hoạt động của cơ quan hành pháp, đặc biệt là vai trò của nguyên thủ quốc gia trong việc giám sát và kiểm soát quyền lực của cơ quan quyền hành pháp. Ở nước ta, mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia và cơ quan hành pháp được ghi nhận cụ thể trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam