Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định tương đối cụ thể về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tổ chức thi hành án đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản thế chấp theo bản án, quyết định cho thấy, vẫn còn tình trạng lúng túng, sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thi hành án, tính nghiêm minh của pháp luật. Trong bài viết này, tác giả sẽ bình luận các sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại.
Thế chấp tài sản
Một số tranh chấp phổ biến liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất từ thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao
Bài viết nghiên cứu thực tiễn giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) đối với các tranh chấp về giao dịch bảo đảm có tài sản là quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng. Từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn giải quyết tranh chấp, tác giả phân tích nhằm chỉ ra những điểm bất cập của pháp luật, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan như: nghiên cứu, pháp điển hóa các quy định về người nhận tài sản bảo đảm ngay tình; sửa đổi, bổ sung một số quy định về thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Chuyên mục: Ngân hàng
Bàn về việc áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và biện pháp bảo lãnh trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2017. Để thực hiện các quy định về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong bộ luật này cần có các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhằm tránh sự lúng túng cũng như tình trạng hiểu không thống nhất các quy định của pháp luật về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, cần thiết phải có cách nhìn rõ ràng về bản chất của từng biện pháp. Bài viết này muốn giới thiệu đến người đọc bản chất pháp lý của biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và biện pháp bảo lãnh áp dụng trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD). Mục đích của người viết muốn chỉ rõ, phạm vi và nghĩa vụ bảo đảm của bên đảm bảo trong hai biện pháp này là khác nhau, vì vậy khi giao kết hợp đồng bảo đảm, TCTD cần phải sử dụng tên hợp đồng đúng với từng biện pháp, đồng thời khi tiến hành giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải căn cứ vào bản chất của từng biện pháp để giải quyết một cách phù hợp.
Chuyên mục: Ngân hàng