• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại

Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • 1. Nội dung vụ việc
  • 2. Quan điểm và bình luận
    • Thứ nhất, vấn đề xác minh điều kiện thi hành án trước khi kê biên, xử lý tài sản thế chấp.
    • Thứ hai, vấn đề tạm dừng kê biên tài sản, không kê biên tài sản trên đất.
    • Thứ ba, vấn đề thụ lý đơn khiếu nại về việc kê biên tài sản.
  • CHÚ THÍCH

Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại

Tác giả: Cao Thị Kim Trinh [1]

TÓM TẮT

Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định tương đối cụ thể về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tổ chức thi hành án đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản thế chấp theo bản án, quyết định cho thấy, vẫn còn tình trạng lúng túng, sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thi hành án, tính nghiêm minh của pháp luật. Trong bài viết này, tác giả sẽ bình luận các sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại.

Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại

1. Nội dung vụ việc

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 17/2017/QĐST-KDTM ngày 9/06/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Q, tỉnh B có nội dung: “…Chậm nhất đến ngày 01/07/2017, Công ty TNHH T phải có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng TMCP V số tiền 1.790.737.500 đồng và tiếp tục trả lãi trên số dư nợ gốc phát sinh từ ngày 02/06/2017 theo mức đã thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi trả hết nợ. Quá thời hạn trên nếu Công ty TNHH T không trả được nợ thì toàn bộ tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng ông Trần Đức T và bà Nguyễn Thị Tr là: Quyền sử dụng đất tại thửa đất số 202, tờ bản đồ số 26, loại đất: đất ở tại đô thị, đất trồng cây hàng năm, diện tích 1.125,5m2, tại địa chỉ: Tổ 4, KV7, phường X, thành phố Q, tỉnh B, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H00xxx do UBND thành phố Q cấp ngày 17/09/2007 và tài sản gắn liền với đất: Nhà ở 02 tầng, diện tích xây dựng tầng một 140m2, tổng diện tích sàn 280m2, kết cấu nhà: 02 tầng tường gạch, nền ceramic, mái ngói theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 103xxx/HĐTC ngày 27/12/2010 sẽ được phát mãi để trả nợ theo quy định của pháp luật…”.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Bàn về việc áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và biện pháp bảo lãnh trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
  • Một số tranh chấp phổ biến liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất từ thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao
  • Bàn về quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên mua nợ trong hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thương mại
  • Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá - Một số bất cập và hướng hoàn thiện
  • Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
  • Một số vướng mắc, bất cập của các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng và kiến nghị sửa đổi
  • Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con người

Ngày 01/08/2017, Ngân hàng TMCP V có đơn yêu cầu thi hành án. Ngày 04/08/2017, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự thành phố Q đã ra quyết định thi hành án số 1686/QĐ-CCTHADS để tổ chức thi hành án. Sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án, chấp hành viên đã tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của Công ty TNHH T tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh B, Chi cục Thuế thành phố Q, trụ sở Công ty, các Ngân hàng… và khẳng định Công ty TNHH T đã ngưng hoạt động, không có tài sản để thi hành án.

Ngày 04/01/2018, các thành phần tham gia cưỡng chế tiến hành kê biên tài sản thế chấp của ông T, bà Tr nhưng vợ chồng ông T, bà Tr vắng mặt, vì vậy, chấp hành viên đã tạm dừng việc kê biên tài sản. Ngày 19/04/2018, chấp hành viên cùng các thành phần tham gia cưỡng chế tiến hành kê biên tài sản của ông T, bà Tr gồm ngôi nhà và quyền sử dụng đất, tường rào cổng ngõ, mái hiên có tường bao, mái hiên không tường bao và 02 trụ điện trên diện tích đất của ông T, bà Tr.

Ngày 09/07/2018, Công ty TNHH bán đấu giá tài sản Đ đã tổ chức bán đấu giá thành tài sản của ông T, bà Tr với giá 2.775.000.000 đồng, người mua đã nộp đủ tiền mua tài sản. Ngày 27/07/2018, Chấp hành viên đã thông báo cho ông T, bà Tr về việc giao tài sản cho người trúng đấu giá.

Ngày 12/09/2018, ông T, bà Tr có đơn khiếu nại về việc chấp hành viên kê biên thiếu đoạn tường rào, 01 trụ điện bê tông, một số cây cảnh, cây lâu năm trên đất, yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá và tiến hành kê biên lại tài sản. Ngày 14/09/2018 Chi cục thi hành án dân sự thành phố Q nhận được đơn khiếu nại. Ngày 19/09/2018, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Q đã thụ lý đơn khiếu nại. Ngày 27/09/2018, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự thành phố Q đã ra quyết định giải quyết khiếu nại chấp nhận một phần đơn khiếu nại của ông T, bà Tr về việc không kê biên một đoạn tường rào và cây cảnh, cây lâu năm.

Ngày 10/10/2018, chấp hành viên đã lập biên bản thỏa thuận hủy kết quả đấu giá tài sản với sự tham gia của chấp hành viên, người mua được tài sản đấu giá và đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH đấu giá tài sản Đ. Trên cơ sở biên bản thỏa thuận hủy kết quả đấu giá tài sản, chấp hành viên, người mua được tài sản đấu giá, Công ty TNHH đấu giá tài sản Đ ký hợp đồng hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

2. Quan điểm và bình luận

Từ quá trình tổ chức thi hành án của chấp hành viên, trong phạm vi bài viết tác giả trao đổi liên quan đến 04 vấn đề, đó là: (i) Xác minh điều kiện thi hành án trước khi kê biên, xử lý tài sản thế chấp; (ii) Tạm dừng kê biên tài sản, không kê biên tài sản trên đất; (iii) Thụ lý đơn khiếu nại về việc kê biên tài sản; (iv) Hủy kết quả đấu giá tài sản.

Thứ nhất, vấn đề xác minh điều kiện thi hành án trước khi kê biên, xử lý tài sản thế chấp.

Liên quan đến vấn đề này, tác giả không đồng tình với quan điểm của chấp hành viên khi cho rằng phải xác minh điều kiện thi hành án của Công ty TNHH T trước, nếu Công ty TNHH T không có tài sản thì mới tiến hành kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành án. Theo nội dung Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì chậm nhất đến ngày 01/07/2017, Công ty TNHH T phải có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng TMCP V số tiền 1.790.737.500 đồng, quá thời hạn trên nếu Công ty TNHH T không trả được nợ thì toàn bộ tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng ông Trần Đức T và bà Nguyễn Thị Tr sẽ được phát mãi để trả nợ. Theo tình tiết vụ việc thì đến ngày 01/08/2017, Công ty TNHH T vẫn không trả được khoản tiền trên, nên Ngân hàng TMCP V đã có đơn yêu cầu thi hành án. Như vậy, đã quá thời hạn để Công ty TNHH T trả nợ cho Ngân hàng TMCP V do vậy tài sản thế chấp sẽ được phát mãi để thu hồi nợ. Mà theo quy định của pháp luật2 thì chấp hành viên có nhiệm vụ kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công, thi hành đúng nội dung bản án, quyết định. Vì vậy, khi hết thời gian tự nguyện thi hành án, chấp hành viên phải kịp thời xác minh tài sản thế chấp của ông T, bà Tr để tiến hành kê biên, xử lý theo nội dung Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Từ những phân tích, lập luận ở trên, tác giả cho rằng việc chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của Công ty TNHH T, nếu Công ty TNHH T không có tài sản thì mới tiến hành kê biên, xử lý tài sản thế chấp là không đúng với quy định tại Khoản 1, 2 Điều 20 Luật thi hành án dân sự, dẫn đến việc thi hành án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Thứ hai, vấn đề tạm dừng kê biên tài sản, không kê biên tài sản trên đất.

Theo tình tiết vụ việc thì ngày 04/01/2018, khi các thành phần tham gia cưỡng chế kê biên tài sản thế chấp của ông T, bà Tr đến nhà thì vợ chồng ông T, bà Tr vắng mặt, vì vậy, chấp hành viên đã thống nhất với các thành phần tham gia cưỡng chế để tạm dừng việc kê biên tài sản. Tác giả cho rằng việc chấp hành viên tạm dừng kê biên tài sản là không chính xác, vi phạm quy định của pháp luật. Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về việc tạm dừng cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung và cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng. Vì vậy, việc cưỡng chế kê biên tài sản chỉ bị tạm dừng nếu có căn cứ hoãn thi hành án hoặc tạm đình chỉ thi hành án theo Điều 48, Điều 49 Luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc ông T, bà Tr vắng mặt tại buổi cưỡng chế kê biên tài sản không phải là căn cứ để hoãn thi hành án hoặc tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của pháp luật3. Hơn nữa, theo tình tiết vụ việc chấp hành viên đã tiến hành thông báo hợp lệ việc cưỡng chế thi hành án cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật thi hành án dân sự thì: “Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên”. Do đó, trong trường hợp này, ông T, bà Tr vắng mặt thì chấp hành viên vẫn phải tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản mà không được tạm dừng cưỡng chế thi hành án.

Theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì tài sản thế chấp gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là nhà ở 02 tầng, diện tích xây dựng tầng một 140m2, tổng diện tích sàn 280m2, kết cấu nhà: 02 tầng tường gạch, nền ceramic, mái ngói. Tuy nhiên, khi chấp hành viên tiến hành xác minh thì trên đất còn có tường rào và cây cảnh, cây lâu năm gắn liền với đất là tài sản thuộc sở hữu của ông T, bà Tr nhưng chấp hành viên đã không kê biên những tài sản này. Tác giả cho rằng việc chấp hành viên không kê biên tường rào và cây cảnh, cây lâu năm là trái với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Luật thi hành án dân sự: “Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mặc dù ông T, bà Tr không thế chấp tường rào và cây cảnh, cây lâu năm nhưng khi tiến hành kê biên, xử lý tài sản thế chấp thì chấp hành viên vẫn phải tiến hành kê biên các loại tài sản này, chấp hành viên không tiến hành kê biên là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ ba, vấn đề thụ lý đơn khiếu nại về việc kê biên tài sản.

Theo tình tiết vụ việc, ngày 19/04/2018, Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản của ông T, bà Tr, nhưng đến ngày 14/09/2018, Chi cục thi hành án dân sự mới nhận được đơn khiếu nại của ông T, bà Tr về việc “Chấp hành viên kê biên thiếu đoạn tường rào, 01 trụ điện bê tông, một số cây cảnh, cây lâu năm trên đất, yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá và tiến hành kê biên lại tài sản”. Ngày 19/09/2018, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Q đã thụ lý đơn khiếu nại. Tác giả cho rằng việc Chi cục thi hành án dân sự thành phố Q thụ lý đơn khiếu nại của ông T, bà Tr là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo điểm c Khoản 2 Điều 140 Luật thi hành án dân sự thì thời hiệu khiếu nại được quy định: “Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó”. Như vậy, thời hiệu khiếu nại hành vi kê biên tài sản của chấp hành viên là 30 ngày, kể từ ngày biết được hành vi đó. Theo tình tiết vụ việc thì tại buổi kê biên tài sản ngày 19/04/2018 ông T, bà Tr có mặt và biên bản kê biên tài sản cũng thể hiện việc đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí ký tên (có chữ ký của ông T, bà Tr). Mặc dù, trong quá trình giải quyết khiếu nại ông T, bà Tr cho rằng ngày 11/09/2018 ông bà mới nhận được biên bản kê biên nên phải xác định ngày biết được hành vi kê biên là ngày nhận biên bản kê biên. Tuy nhiên, tác giả cho rằng ngày ông T, bà Tr biết được hành vi kê biên của chấp hành viên phải là ngày kê biên tài sản nên thời hiệu khiếu nại phải tính từ ngày kê biên tài sản (19/04/2020). Hơn nữa, trong hồ sơ vụ việc ông T, bà Tr cũng không cung cấp được tài liệu chứng minh do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng nên không thể làm đơn khiếu nại đúng thời hiệu. Vì vậy, theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 140 Luật thi hành án dân sự thì thời hiệu khiếu nại đã hết nên Chi cục thi hành án dân sự thành phố Q thụ lý đơn khiếu nại của ông T, bà Tr là trái với quy định tại Khoản 4 Điều 141 Luật thi hành án dân sự.

Thứ tư, vấn đề hủy kết quả đấu giá tài sản. Sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại, do thiếu sót trong quá trình kê biên tài sản nên Chấp hành viên đã tiến hành các công việc để thỏa thuận về việc hủy kết quả đấu giá tài sản. Theo quan điểm của tác giả thì giải quyết của chấp hành viên là phù hợp.Tuy nhiên, trình tự, thủ tục thực hiện việc hủy kết quả đấu giá tài sản chưa đúng với quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật thi hành án dân sự: “Việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của luật này”.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật đấu giá tài sản năm 2016:

“Kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây: 1. Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức…”.

Như vậy, để hủy kết quả đấu giá tài sản thì cần thực hiện theo một trong hai cách: (i) Cho người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá thỏa thuận về việc hủy kết quả đấu giá tài sản; (ii) Cho người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá thỏa thuận về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

Tuy nhiên, theo tình tiết vụ việc thì ngày 10/10/2018, chấp hành viên đã lập biên bản thỏa thuận hủy kết quả đấu giá tài sản thi hành án với sự tham gia của chấp hành viên, người mua được tài sản đấu giá và đại diện theo pháp luật Công ty TNHH đấu giá tài sản Đ. Đồng thời, trên cơ sở biên bản thỏa thuận này, chấp hành viên, người mua được tài sản đấu giá, Công ty TNHH đấu giá tài sản Đ tiếp tục ký hợp đồng hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trong trường hợp này, chấp hành viên, người mua được tài sản đấu giá và Công ty TNHH đấu giá tài sản Đ đã ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, vì vậy, để hủy kết quả đấu giá tài sản thì theo tác giả các bên chỉ cần ký hợp đồng hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là phù hợp với quy định của pháp luật…

Mặt khác, theo tình tiết vụ việc, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá ngày 16/07/2018 được ký giữa chấp hành viên, người mua được tài sản đấu giá và đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH đấu giá tài sản Đ, có chứng nhận của công chứng viên Văn phòng công chứng B. Nhưng hợp đồng hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá lại chỉ có chữ ký của chấp hành viên, người mua được tài sản đấu giá và đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH đấu giá tài sản Đ là không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật công chứng năm 2014 thì: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và  do  công  chứng  viên  tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch”. Như vậy, theo quy định pháp luật thì hợp đồng hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá phải được công chứng tại Văn phòng công chứng Đ. Việc chấp hành viên thực hiện hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá nhưng không công chứng tại Văn phòng công chứng Đ là trái với quy định của pháp luật, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án sau này. Bởi lẽ, chấp hành viên thực hiện không đúng trình tự, thủ tục về hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đồng nghĩa với việc hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vẫn có hiệu lực và sau đó tài sản tiếp tục được đấu giá thành thì các tổ chức hành nghề công chứng sẽ từ chối chứng nhận hợp đồng.

Trên đây là bình luận của tác giả về một số sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp của Chấp hành viên để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại./.

CHÚ THÍCH

  1. Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo các chức danh thi hành án dân sự, Học viện Tư pháp.
  2. Khoản 1, 2 Điều 20 Luật thi hành án dân sự.
  3. Khoản 1 Điều 48, Khoản 1 Điều 49 Luật thi hành án dân sự.
Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Một số tranh chấp phổ biến liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất từ thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao
Một số tranh chấp phổ biến liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất từ thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao
Bàn về quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên mua nợ trong hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thương mại
Bàn về quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên mua nợ trong hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thương mại
Một số vướng mắc, bất cập của các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng và kiến nghị sửa đổi
Một số vướng mắc, bất cập của các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng và kiến nghị sửa đổi
Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con người
Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con người
Bàn về việc áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và biện pháp bảo lãnh trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
Bàn về việc áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và biện pháp bảo lãnh trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng

Chuyên mục: Dân sự/ Thi hành án dân sự/ Thương mại Từ khóa: Kê biên tài sản/ Thế chấp tài sản/ Xử lý tài sản bảo đảm

Previous Post: « Vướng mắc trong xử lý hành vi vi phạm liên quan đến một số loại vũ khí và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam
Next Post: Trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong tranh chấp đầu tư quốc tế: Vụ ông Emilio Agustin Mafezini kiện Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha (Vụ việc arb/97/7) [1] »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng