Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có những diễn biến hết sức phức tạp, không ngừng gia tăng cả về số vụ và hậu quả mà hành vi này gây ra cho xã hội. Với phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đã tạo ra tâm lý hoang mang trong dư luận, gây bất ổn về an ninh trật tự, kìm hãm sự phát triển kinh tế và vấn đề này cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng các loại tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự vẫn còn hạn chế, thiếu sót nhất định do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý. Do đó, bài viết tập trung làm rõ sơ hở, thiếu sót trong quy định pháp luật để từ đó kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thời gian tới.
Cho vay
Một số kiến nghị sửa đổi quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
Bài viết tập trung phân tích những bất cập, hạn chế trong Quy chế Cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2002/QĐ-NHNN, đồng thời đối chiếu so sánh với dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Từ đó, bài viết nêu lên những điểm còn chưa hợp lý trong dự thảo. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chuyên mục: Ngân hàng
Bàn về việc áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và biện pháp bảo lãnh trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2017. Để thực hiện các quy định về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong bộ luật này cần có các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhằm tránh sự lúng túng cũng như tình trạng hiểu không thống nhất các quy định của pháp luật về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, cần thiết phải có cách nhìn rõ ràng về bản chất của từng biện pháp. Bài viết này muốn giới thiệu đến người đọc bản chất pháp lý của biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và biện pháp bảo lãnh áp dụng trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD). Mục đích của người viết muốn chỉ rõ, phạm vi và nghĩa vụ bảo đảm của bên đảm bảo trong hai biện pháp này là khác nhau, vì vậy khi giao kết hợp đồng bảo đảm, TCTD cần phải sử dụng tên hợp đồng đúng với từng biện pháp, đồng thời khi tiến hành giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải căn cứ vào bản chất của từng biện pháp để giải quyết một cách phù hợp.
Chuyên mục: Ngân hàng
Tư cách pháp lý của chủ thể hợp đồng cho vay trong lĩnh vực ngân hàng
Hợp đồng cho vay là hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng, chiếm vị trí quan trọng, trung tâm của pháp luật ngân hàng. Các chủ thể hợp đồng này đa dạng, chịu sự điều chỉnh, chi phối bởi nhiều ngành luật liên quan. Bài viết phân tích những đặc điểm chuyên biệt về tư cách pháp lý của các chủ thể quan hệ hợp đồng cho vay, chỉ ra những bất cập và kiến nghị để giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Chuyên mục: Ngân hàng
Một số vấn đề pháp lý về bên bảo đảm nghĩa vụ là người thứ ba trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề xoay quanh bên bảo đảm nghĩa vụ là người thứ ba liên quan đến các biện pháp bảo đảm, đặc biệt là bảo lãnh, cầm cố, thế chấp. Những nội dung cụ thể gồm: các trường hợp bảo đảm nghĩa vụ có bên bảo đảm là người thứ ba; thực trạng “rối rắm” về mối quan hệ giữa bảo lãnh, thế chấp và cầm cố gắn liền với tài sản bảo đảm; và những vấn đề cần quan tâm trong trường hợp bên bảo đảm nghĩa vụ là người thứ ba trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên mục: Ngân hàng