Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định tương đối cụ thể về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tổ chức thi hành án đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản thế chấp theo bản án, quyết định cho thấy, vẫn còn tình trạng lúng túng, sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thi hành án, tính nghiêm minh của pháp luật. Trong bài viết này, tác giả sẽ bình luận các sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại.
Xử lý tài sản bảo đảm
Bàn về quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên mua nợ trong hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thương mại
Quyền xử lý tài sản bảo đảm là một trong những quyền quan trọng của bên mua nợ, được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trên thực tiễn áp dụng còn phát sinh một số bất cập ảnh hưởng đến quyền xử lý tài sản này của bên mua nợ. Bài viết này với mục đích làm rõ của quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên mua nợ trong hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thương mại và đề xuất hướng hoàn thiện một số khía cạnh pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Một số vướng mắc, bất cập của các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng và kiến nghị sửa đổi
Chuyên mục: Dân sự
Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Chuyên mục: Ngân hàng
Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con người
Khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nhà ở thì xuất hiện hai quyền đối lập nhau là quyền của chủ nợ được xử lý tài sản nhằm thực hiện nghĩa vụ và quyền của người có nghĩa vụ được có chỗ ở với tư cách là quyền cơ bản của con người. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định để dung hòa hai quyền trên trong pháp luật về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các quy định này còn những hạn chế về phạm vi áp dụng và Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài để bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan. Bài viết bàn về cơ sở pháp lý của các quyền của chủ nợ và người có nghĩa vụ trong trường hợp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nhà ở trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam