• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Hiến pháp là gì? Hình thức, chức năng và vị trí của Luật Hiến pháp

Hiến pháp là gì? Hình thức, chức năng và vị trí của Luật Hiến pháp

16/03/2020 10/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Hiến pháp là gì?
  • 2. Tại sao cần có hiến pháp?
  • 3. Hiến pháp tồn tại dưới những hình thức nào?
    • 3.1. Hiến pháp thành văn
    • 3.2. Hiến pháp không thành văn
  • 4. Hiến pháp xuất hiện từ bao giờ và phát triển như thế nào?
  • 5. Hiến pháp có những chức năng gì?
    • 5.1. Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước
    • 5.2. Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước
    • 5.3. Bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân
  • 6. Hiến pháp quan trọng như thế nào đối với một quốc gia?
  • 7. Hiến pháp quan trọng như thế nào đối với mỗi người dân?
  • 8. Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật quốc gia?

Hiến pháp là gì? Các hình thức, chức năng và vị trí của Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Hiến pháp là gì? Các hình thức, chức năng và vị trí của Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật quốc gia.

1. Hiến pháp là gì?

Có nhiều quan điểm và định nghĩa về hiến pháp. Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát, hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với hiến pháp. Vị trí tối cao của hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu ý dân). Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện) gồm những người đại diện do dân bầu và uỷ quyền xây dựng.

Xem thêm:

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • [EBOOK] ABC về Hiến pháp PDF - Tải về miễn phí
  • Các loại hiến pháp trên thế giới – LS. Đinh Quỳnh Trang
  • Trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp Việt Nam – CÓ ĐÁP ÁN
  • 185 Nhận định đúng sai Luật Hiến pháp Việt Nam – CÓ ĐÁP ÁN
  • Ebook Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam pdf
  • Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
  • Đề thi Luật Hiến pháp nước ngoài

2. Tại sao cần có hiến pháp?

Lịch sử tồn tại và phát triển của hiến pháp gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Do nhu cầu chung sống, duy trì sự tồn tại và phát triển, con người cần có nhà nước. Các nhà nước cần được xây dựng dựa trên những quy tắc tổ chức để bảo đảm rằng bộ máy cơ quan của nó có thể quản lý được mọi hoạt động trong xã hội một cách hiệu quả.

Ngay từ thời cổ đại, ở phương Đông và cũng như phương Tây, đã có những văn bản đề cập đến những quy tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước mà đôi khi được coi như là hiến pháp, ví dụ như ở Hy Lạp. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ Cách mạng Tư sản, do nhu cầu hoàn thiện các quy định về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và ghi nhận các quyền tự do của người dân để hạn chế việc lạm dụng của chính quyền mới dẫn đến sự ra đời của hiến pháp theo cách hiểu hiện đại.

Trong thời đại ngày nay, sự hiện diện của hiến pháp, thành văn hoặc không thành văn, là một tiêu chí không thể thiếu của chế độ dân chủ. Hiến pháp có tác dụng khẳng định tính chính đáng của nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định những phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và ngăn chặn sự xâm phạm của chính quyền lực nhà nước đến các quyền và tự do của người dân. Hiến pháp, do đó, rất cần thiết cho sự phát triển của một đất nước cũng như mỗi người dân.

3. Hiến pháp tồn tại dưới những hình thức nào?

Xét hình thức biểu hiện, có hai loại hiến pháp: hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn.

3.1. Hiến pháp thành văn

Hiến pháp thành văn được lập thành một văn bản riêng và được tuyên bố chính thức là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý tối cao. Hiện tại, hầu hết quốc gia trên thế giới có hiến pháp thành văn, do ở dạng thức này hiến pháp có nội dung rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng hơn hiến pháp không thành văn.

Hiến pháp thành văn thông thường có một văn bản duy nhất, nhưng đôi khi ngoài văn bản chính còn kèm theo các bản tu chính (như Hiến pháp Hoa Kỳ…), hoặc một văn bản khác (như Hiến pháp Cộng hoà Pháp 19581 …).

3.2. Hiến pháp không thành văn

Hiến pháp không thành văn là tập hợp các quy phạm, tập quán và tư tưởng phản ánh những giá trị cốt lõi của một quốc gia, được thể hiện trong một số đạo luật, văn bản chính trị, pháp lý và thậm chí cả án lệ. Các quy phạm, tập quán và tư tưởng này được coi như là các quy tắc mang tính hiến pháp, có hiệu lực tối cao, cho dù chúng không cấu thành một văn bản riêng và không được tuyên bố chính thức là luật cơ bản của nhà nước. Hiện tại chỉ có hiến pháp của một vài nước (bao gồm Anh, New Zealand, Israel) thuộc dạng này.

Nước Anh là một ví dụ điển hình của dạng hiến pháp không thành văn. Hiến pháp nước này được hình thành từ các nguồn:

  • Một số văn kiện pháp lý mang tính lịch sử (Đại Hiến chương Magna Carta năm 1215, Luật về các quyền năm 1689..);
  • Một số đạo luật quan trọng hiện hành (Luật nhân quyền năm 1998, Luật tự do thông tin năm 2000, Luật cải cách Hiến pháp năm 2005..);
  • Một số tập quán chính trị (chẳng hạn, tập quán Nhà Vua (hay Nữ hoàng) tham vấn các bộ trưởng trước khi ra quyết định..);
  • Một số án lệ của Tòa án (chẳng hạn, phán quyết trong vụ Entick kiện Carrington, trong đó xác lập những nguyên tắc giới hạn quyền lực của ngành hành pháp);
  • Học thuyết của một số chuyên gia về hiến pháp (chẳng hạn như John Locke, Walter Bagehot, A.V Dicey..).

Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, có thể chia hiến pháp thành hai loại “cứng” (rigid constitution) và “mềm dẻo” (flexible constitution), trong đó hiến pháp cứng đòi hỏi việc sửa đổi phải tuân theo những thủ tục đặc biệt , còn hiến pháp mềm dẻo thì có thể sửa đổi theo thủ tục lập pháp thông thường của nghị viện.

Xét theo hai tiêu chí kể trên, Việt Nam có hiến pháp thành văn và thuộc dạng “mềm dẻo”.

4. Hiến pháp xuất hiện từ bao giờ và phát triển như thế nào?

Như đã đề cập, từ hàng ngàn năm trước công nguyên, ở nhiều khu vực đã có những đạo luật được thiết lập để điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản trong xã hội. Vì thế, đôi khi chúng cũng được coi là hiến pháp. Mặc dù vậy, theo nghĩa hiện đại, Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 được thừa nhận rộng rãi là bản hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới.

Trong thời kỳ đầu (cuối thế kỷ 18 đến hết thế kỷ 19), các hiến pháp chủ yếu được xây dựng ở Bắc Mỹ và châu Âu, sau đó dần lan sang một số nước châu Á và châu Mỹ La-tinh. Phải từ sau thập kỷ 1940, số quốc gia trên thế giới có hiến pháp mới tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành hiến pháp.

Trong giai đoạn đầu, hiến pháp (còn gọi là hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp (chủ yếu quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và một số quyền cơ bản của công dân). Kể từ sau năm 1917, xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước XHCN (XHCN) với nội dung rộng hơn nhiều (ngoài các vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước và quyền công dân, còn đề cập đến cả chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng, an ninh…).

Xen giữa hai trường phái này là một dạng hiến pháp có nội dung trung hoà. Kể từ đầu thập kỷ 1980, hiến pháp hiện đại có xu hướng hiến định các cơ quan độc lập để giám sát quyền lực (hội đồng bầu cử quốc gia, hội đồng/toà án hiến pháp, ngân hàng nhà nước, ombudsman, cơ quan công vụ, cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan chống tham nhũng quốc gia…) – những thiết chế mà trước đó ít hoặc chưa được quy định trong hiến pháp.

Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiến pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế hiến pháp.

Ví dụ, thuộc dạng “cứng”, Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính, còn thuộc dạng “mềm dẻo”, Hiến pháp Thái Lan từ năm 1932 đến năm 2007 đã 16 lần thay đổi (chưa tính các bản hiến pháp lâm thời)…Sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô-Đông Âu cũ vào những năm cuối thế kỷ 20 đã dẫn đến sự thay đổi hiến pháp của một loạt quốc gia trong khu vực này và nhiều khu vực khác trên thế giới.

5. Hiến pháp có những chức năng gì?

Hiến pháp có các chức năng cơ bản sau đây:

5.1. Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước

Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền hạn cho các cơ quan nhà nước chính (quyền lập pháp cho Nghị viện/Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án). Chỉ khi được quy định trong hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý chính đáng.

5.2. Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước

Cùng với việc trao quyền, hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực được giao của các cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát, kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước (ví dụ, cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân; cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập).

5.3. Bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân

Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu của các hiến pháp từ trước tới nay. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để bảo đảm rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế, ví dụ như Uỷ ban nhân quyền quốc gia.

Chính vì vậy, theo Alexander Hamilton: “Bản thân Hiến pháp, với ý nghĩa thực sự và mục đích hữu dụng thực sự, chính là một đạo luật về các quyền”.

Ngoài các chức năng cơ bản nêu trên, một số hiến pháp còn đóng vai trò là văn bản tuyên bố các giá trị cốt lõi của một dân tộc và những định hướng phát triển của một đất nước.

6. Hiến pháp quan trọng như thế nào đối với một quốc gia?

Một bản hiến pháp tốt là nền tảng để tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Đây là những yếu tố không thể thiếu để một quốc gia ổn định và phát triển.

Lịch sử nhân loại cho thấy hiến pháp gắn liền với vận mệnh của mỗi quốc gia. Sự thịnh vượng, tính năng động, sức sáng tạo mạnh mẽ của xã hội và khả năng “hoá giải” khủng hoảng một cách nhanh chóng của một số quốc gia (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức…) được cho là xuất phát từ những nguyên tắc được xác lập trong hiến pháp của các nước này.

Ngược lại, sự suy yếu và sụp đổ của nhiều quốc gia có nguyên nhân từ những thiết chế, quy phạm chuyên chính, tập quyền và xa rời thực tế trong hiến pháp của các nước đó.

7. Hiến pháp quan trọng như thế nào đối với mỗi người dân?

Một bản hiến pháp tốt rất quan trọng với mọi người dân, xét trên nhiều phương diện.

Trước hết, một bản hiến pháp tốt giúp tạo lập một nền dân chủ thực sự, trong đó mọi người dân có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và bản thân mình mà không sợ hãi bị đàn áp hay trừng phạt. Đây là tiền đề để khai mở và phát huy trí tuệ, năng lực của mọi cá nhân trong xã hội, cũng như để phòng, chống lạm quyền và tham nhũng.

Một bản hiến pháp tốt cũng đồng nghĩa với việc ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp tốt là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ dân quyền và nhân quyền.

Cuối cùng, một bản hiến pháp tốt, với tất cả những ưu điểm nêu trên, sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo.

8. Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật quốc gia?

Ở mọi nước trên thế giới, hiến pháp đều được coi là đạo luật gốc của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các đạo luật thông thường khác.

Mọi đạo luật thông thường đều nhằm để cụ thể hoá các chế định, quy phạm của hiến pháp, và vì vậy, không được trái với hiến pháp.

Khi hiến pháp được thay thế hoặc sửa đổi, các đạo luật có những quy định trái hoặc còn thiếu so với nội dung của hiến pháp đều phải được thay thế hoặc sửa đổi theo. Điều này tạo ra tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia./.

  • Like fapage iluatsu.com tại https://facebook.com/iluatsu/
Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

[EBOOK] ABC về Hiến pháp PDF – Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn và Lã Khánh Tùng
[EBOOK] ABC về Hiến pháp PDF – Tải về miễn phí
Một số vấn đề về xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Một số vấn đề về xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước [1]
Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của một số nước trên thế giới và một vài khuyến nghị cho Việt Nam
Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của một số nước trên thế giới và một vài khuyến nghị cho Việt Nam
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Bảo đảm pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay
Bảo đảm pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam Từ khóa: Hiến pháp nước ngoài

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « Giáo trình Pháp luật đại cương: Khái quát về Luật Hình sự Việt Nam
Next Post: Quy định Bộ luật Hình sự 2015 về hình phạt “Cải tạo không giam giữ” »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng