Sự kiện Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người vào tháng 12 năm 1948 là một sự kiện vĩ đại của nhân loại. Một trong những giá trị nổi bật của Tuyên ngôn là đã khẳng định mạnh mẽ nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Bài viết này khái lược quá trình soạn thảo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948; phân tích các nội dung của nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; nêu sự thể hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Bình luận án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính và đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Án lệ (AL) số 10/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Trong bà̀i viết này, trên cơ sở nội dung án lệ, tác giả đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và bình luận một số nội dung liên quan đến Án lệ số 10/2016/AL.
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, trong đó có lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp đã và đang trở thành yêu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, khi quôć tế đang có xu hướng bảo hộ mậu dịch ở nhiều nước và khu vực, thậm chí ngay tại những quốc gia có truyền thống ủng hộ tự do hóa thương mại. Hiện nay, nước ta đang là thành viên của 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA), trong hai Hiệp định này vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ luôn là nội dung được các bên rất quan tâm, đặc biệt đối với lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ tập trung làm rõ thực trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay và kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này.
Quyền lợi của đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm khi các đương sự khác có mặt thỏa thuận với nhau giải quyết vụ án
Việc có mặt của đương sự khi tham gia tố tụng tại Tòa án đóng vai trò quan trọng. Từ khi thụ lý vụ án, lấy lời khai, yêu cầu cung cấp chứng cứ, tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tại phiên tòa sơ thẩm thì sự có mặt hay vắng mặt của đương sự sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý khác nhau. Đặc biệt là trong vụ án có nhiều đương sự (nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) mà có một trong các đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng các đương sự có mặt thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn áp dụng quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa, trao đổi một số vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở EU
Trên thế giới hiện nay, Liên minh Châu Âu có những bước đi mạnh mẽ và nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution) (sau đây gọi là ODR) từ những năm đầu tiên của thập niên 2000. Do đó, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu là vô cùng cần thiết để xây dựng khuôn khổ pháp luật và mô hình nền tảng ODR cho Việt Nam. Bài viết này phân tích thực trạng quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu về điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến và đánh giá thực tiễn vận hành phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Liên minh Châu Âu, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc xây dựng nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân và pháp nhân khi có tai nạn hàng hải gây ô nhiễm môi trường biển – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ô nhiễm môi trường biển từ tai nạn hàng hải luôn để lại những hệ luỵ nghiêm trọng, chính vì vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân và pháp nhân có liên quan cần được quy định rõ nhằm mục đích răn đe cũng như giúp các quốc gia ven biển thu hồi được các khoản phạt hay bồi thường thiệt hại để phục hồi môi trường biển. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng là những quốc gia ven biển, thành viên của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư năm 1978 (MARPOL)) và đều có những quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của việc gây ô nhiễm môi trường biển do tai nạn tàu thuyền. Trên nền tảng phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ và so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra những bình luận cũng như giải pháp sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam.
Thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương và nhu cầu bồi dưỡng bằng phương pháp trực tuyến
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đề án, quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như triển khai đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng CNTT, công nghệ số vào bồi dưỡng cán bộ và việc bồi dưỡng trực tuyến cho cán bộ tư pháp địa phương vẫn chưa được thực hiện bài bản, khoa học. Bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương, hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ tư pháp địa phương hiện nay để làm rõ được nhu cầu và sự cần thiết phải bồi dưỡng cho cán bộ tư pháp địa phương bằng phương pháp trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta trong những năm tới.
Một số vấn đề về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Các biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự. Nghiên cứu lịch sử lập pháp của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sựđược quy định phong phú và đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, đồng thời có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ. Qua quá trình tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện biện pháp ngăn chặn, trong thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vừa được Quốc Hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 27/11/2015 (có hiệu lực một phần từ ngày 01/7/20162, và có hiệu lực toàn phần từ ngày 01/01/20183) đã có những sửa đổi, đổi bổ sung đặc biệt quan trọng để góp phần triển khai thi hành có hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và Các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết, trong đó có các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn. Bài viết phân tích những quy định của BLTTHS năm 2015 về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, một số khó khăn và đề xuất một số ý kiến góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới.