• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự Việt Nam

[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự Việt Nam

05/12/2019 17/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh 4 Comments

Mục lục

  • 1. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao 39D
  • 2. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao 8AB2
  • 3. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao 9AB2
  • 4. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao K41
  • 5. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự Chất lượng cao 41A – 2017
  • 6. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự Việt Nam khóa 41 – 2018
  • 7. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự khóa 42 – 2018
  • 8. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự lớp CLC41 QTL – 2019
  • 9. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự lớp Quản trị luật 42
  • 10. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao Quản trị luật 42

Tuyển tập đề thi môn Luật Tố tụng hình sự của chúng tôi được cập nhật qua mỗi học kỳ. Các bạn chú ý ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những đề thi mới nhất nhé!

  • Đề thi môn Luật Hình sự 1 – Phần chung
  • Đề thi môn Luật Hình sự 2 – Phần các tội phạm
  • Đề thi môn Lý luận định tội
  • Đề thi môn Thi hành án hình sự
  • Đề thi môn Tội phạm học

TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Tố tụng hình sự

1. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao 39D

Cập nhật ngày 23/11/2013.

Đề thi Luật Tố tụng hình sự có đáp án

  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: CLC39D
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên ra đề: TS Lê Huỳnh Tấn Duy

Nhận định

Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Chữ viết, hình ảnh trên Facebook có thể được xem là nguồn chứng cứ trong giai đoạn giải quyết VAHS.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng Hành chính Việt Nam
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Thi hành án hình sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng dân sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Án lệ và Tập quán pháp
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật thi hành án dân sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hành chính Việt Nam
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Thuế Việt Nam
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm

2 – Các nghĩa vụ phải thực hiện theo giấy cam đoan của bị can, bị cáo được bảo lĩnh và bị can, bị cáo được đặt tiền là giống nhau.

3 – Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.

4 – Hội đồng xét xử sơ thẩm phải hoãn phiên tòa khi người bào chữa chỉ định vắng mặt vì lý do bất khả kháng.

Bài tập

A bị khởi tố và điều tra về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015. Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phát hiện Cơ quan điều tra đã không chỉ định người bào chữa cho A (chưa đủ 18 tuổi trong quá trình điều tra); A thực hiện hành vi giết người để cướp tài sản. (6 điểm)

1 – Viện kiểm sát sẽ xử lý các trường hợp trên như thế nào?

Tình huống bổ sung 1

Sau khi nhận được bản cáo trạng và hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát hiện thiếu chứng cứ chứng minh.

2 – Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết các trường hợp có thể phát sinh liên quan đến tình tiết trên như thế nào?

Tình huống bổ sung 2

Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật đã bị kháng nghị giám đốc thẩm. Có đầy đủ chứng cứ cho thấy bản án sơ thẩm quá nặng cho bị cáo.

3 – Xác định thẩm quyền giám đốc thẩm đối với vụ án này? Cách xử lý của Hội đồng giám đốc thẩm trong trường hợp trên?

Xem thêm đề thi:

  • Tổng hợp 23+ Đề thi môn Luật Tố tụng dân sự
  • Tổng hợp 25+ Đề thi môn Thương mại hàng hóa và dịch vụ
  • Tuyển tập 27+ Đề thi môn Chủ thể kinh doanh và phá sản

2. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao 8AB2

Cập nhật ngày 23/12/2014.
  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: 8AB2
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Lý thuyết

So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự? (3 điểm)

Nhận định

Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Bào chữa chỉ định có thể được áp dụng cho người chưa bị khởi tố về hình sự.

2 – Những người quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015 có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn.

3 – VKS chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố.

4 – Trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với người TGTT khác tại phiên tòa.

Bài tập

A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N. Vụ án do cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố được gửi đến VKS có thẩm quyền. (3 điểm)

1 – VKS cấp cao có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B không? VKS cấp nào có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa?

2 –VKS phát hiện A là người chưa thành niên nhưng CQĐT đã không chỉ định người bào chữa cho A trong giai đoạn điều tra. VKS giải quyết như thế nào?

3 – Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì B bỏ trốn. VKS sẽ giải quyết như thế nào?./.

3. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao 9AB2

Cập nhật ngày 21/11/2015.
  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: 9AB2
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Lý thuyết

Phân biệt biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú và hình phạt quản chế. (3 điểm)

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Những người tham gia tố tụng có lợi ích pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền bảo chữa.

2 – Tạm giữ có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo.

3 – Biện pháp cưỡng chế không áp dụng đối với người chưa bị khởi tố về hình sự.

4 – Viện kiểm sát có quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can trong giai đoạn điều tra.

Bài tập

Khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa giải quyết các tình huống sau đây như thế nào (các tình huống độc lập với nhau)? (3 điểm)

1 – Có đủ căn cứ để xác định hành vi của bị can không cấu thành tội phạm.

2 – Kiểm sát viên là chị ruột của Điều tra viên đã điều tra vụ án.

3 – Bị can A bị truy tố về tội mua bán hàng cấm (thuốc là điếu nhập lậu). Tuy nhiên, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phát hiện có sự mâu thuẫn trong quy định giữa Luật thương mại năm 2005 và Luật đầu tư năm 2014 về hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu.

4. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao K41

Cập nhật ngày 01/02/2016.
  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: CLC41
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Lý thuyết

Anh chị hãy phân tích khái niệm chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (3 điểm)

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

Lời nhận tội của Bị can, bị cáo là chứng cứ của vụ án hình sự.

Tòa án sơ thẩm có thể xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Biện pháp tạm giam có thể áp dụng cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng.

Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án.

Bài tập

Anh chị hãy nêu hướng giải quyết và cơ sở pháp lý để áp dụng của Cơ quan điều tra trong các trường hợp sau: (3 điểm)

1 – Khi xác định có dấu hiệu tội phạm.

2 – Khi có căn cứ xác định bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

3 – Khi trưng cầu giám định mà chưa có kết quả nhưng đã hết hạn điều tra./.

5. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự Chất lượng cao 41A – 2017

Cập nhật ngày 01/12/2017.

Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: CLC41A
  • Thời gian làm bài: 75 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng Bộ luật tố tụng hình sự khi làm bài thi.
  • Người đóng góp đề thi: dethiluat.com.

Lý thuyết

Phân tích ý nghĩa của việc quy định những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015? (2 điểm)

Nhận định

Nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý?

1/ Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có thể xuất hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.

2/ Đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản.

3/ Trong mọi trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm thì Viện kiểm sát đang thực hiện chức năng kiểm sát xét xử.

4/ Trường hợp Thư ký Tòa án không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

Bài tập

Theo Cáo trạng thì bà A đang đi trên vỉa hè, bất ngờ bị bà B lái xe từ phía sau vượt lên bên phải bà, dùng tay trái thò vào cổ để giật dây chuyền. Theo phản xạ, bà A nghiêng người dùng tay phải chụp vào dây chuyền để giữ lại. Dây chuyền không bị đứt, không bị giãn. B bị kéo ngã xe, định bỏ chạy nhưng bị bắt giữ. Chồng và con của bà A làm chứng sự việc như bà trình bày.

Chứng cứ buộc tội là lời khai của bị hại, lời khai của các nhân chứng là chồng và con của bị hại và vết xước trên cổ bị hại. Theo bà A thì vết xước là do B dây nên, nhưng B trình bày rằng vết xước không liên quan đến B, có thể do bà A theo phản xạ, đưa tay lên chụp cổ nên tự gây ra cho mình… Vết xước trên cổ bị hại không được giám định để làm cơ sở xác định do ai gây nên, cơ chế hình thành…

B còn khai rằng chiều đó đi chúc Tết nhưng quẹo nhầm hẻm, khi quẹo ra thì chạy lên lề. Do là ngày Tết nên lề thông thoáng, không bị lấn chiếm buôn bán, cũng không có băng rôn hay bảng hiệu chắn lối đi. Lòng đường khi đó đang lổm chổm đá dăm, rất khó đi. Do vừa đi vừa nhìn số nhà, nên lúc vượt qua người phụ nữ đang đi bộ trên lề có va quẹt. Hỏi:

1/ Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết tình huống trên như thế nào khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm?

Giả sử B bị đưa ra xét xử và bị kết án 04 năm 06 tháng tù về tội cướp giật tài sản. Sau đó B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy CQĐT đã không tiến hành thực nghiệm điều tra để xem hành vi mà B bị cáo buộc có phù hợp với thực tế hay không.

2/ Nêu cách giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường hợp này?

6. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự Việt Nam khóa 41 – 2018

Cập nhật ngày 27/11/2018.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Khóa 41
  • Thời gian làm bài: 75 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng Bộ luật tố tụng hình sự khi làm bài thi.
  • Người đóng góp đề thi: dethiluat.com.

Lý thuyết

Anh chị hãy phân tích khái niệm chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (3 điểm)

Nhận định

Nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý?

1/ Lời nhận tội của Bị can, bị cáo là chứng cứ của vụ án hình sự.

2/ Tòa án sơ thẩm có thể xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.

3/ Biện pháp tạm giam có thể áp dụng cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng.

4/ Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm chứng trong vụ án.

Tham khảo thêm:

  • Đề thi môn Công pháp quốc tế
  • Đề thi môn Luật Cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại
  • Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật

Bài tập

Anh chị hãy nêu hướng giải quyết và cơ sở pháp lý để áp dụng của Cơ quan điều tra trong các trường hợp sau:

1/ Khi xác định có dấu hiệu tội phạm.

2/ Khi có căn cứ xác định bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

3/ Khi trưng cầu giám định mà chưa có kết quả nhưng đã hết hạn điều tra.

7. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự khóa 42 – 2018

Cập nhật ngày 29/11/2018.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Khóa 42
  • Thời gian làm bài: 75 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng Bộ luật tố tụng hình sự khi làm bài thi.
  • Người đóng góp đề thi: dethiluat.com.

Nhận định

Nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý?

1/ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với người bào chữa trong vụ án đó.

2/ Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách trong vụ án hình sự.

3/ Biện pháp tạm giam không áp dụng với bị can là người dưới 18 tuổi bị khởi tố về tội ít nghiêm trọng.

4/ Thời hạn điều tra bổ sung được xác định căn cứ theo loại tội phạm.

Bài tập

1/ Hãy nêu hướng giải quyết và cơ sở pháp lý để áp dụng của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong các trường hợp sau đây:

a/ Có căn cứ xác định hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm.

b/ Có căn cứ để tăng hình phạt cho bị cáo đã kháng cáo yêu cầu giảm hình phạt (ngoài ra không còn kháng cáo, kháng nghị nào khác).

2/ A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N. Vụ án do cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận và đề nghị truy tố được gửi đến Viện kiểm sát có thẩm quyền.

a/ Viện kiểm sát nào có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B? Viện kiểm sát cấp nào có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa?

b/ Giả sử trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát phát hiện Điều tra viên trong vụ án là anh em kết nghĩa của bị can A. Nêu hướng giải quyết của Viện kiểm sát trong trường hợp này.

8. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự lớp CLC41 QTL – 2019

Cập nhật ngày 06/01/2019.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Chất lượng cao Quản trị luật khóa 41
  • Thời gian làm bài: 75 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng Bộ luật tố tụng hình sự khi làm bài thi.
  • Người đóng góp đề thi: bạn Phương Linh.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Người thân thích của bị hại thì không được tham gia vụ án với tư cách người định giá tài sản trong vụ án đó. (1 điểm)

2/ Lời nhận tội của bị can, bị cáo là chứng cứ trong vụ án hình sự. (1 điểm)

3/ Một số hoạt động điều tra có thể tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. (1 điểm)

4/ Chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền khởi tố bị can. (1 điểm)

Bài tập

1/ Anh chị hãy nêu hướng giải quyết và cơ sở pháp lý để áp dụng của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà phát hiện các căn cứ sau:

a/ Hành vi phạm tội của bị can đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. (1,5 điểm)

b/ Điều tra viên đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó là người thân thích với nguyên đơn dân sự. (1,5 điểm)

2/ Anh chị hãy nêu hướng giải quyết và cơ sở pháp lý để áp dụng của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong các trường hợp sau đây:

a/ Có căn cứ xác định Thẩm phán và Hội thẩm đã tham gia xét xử trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm là người thân thích với nhau. (1,5 điểm)

b/ Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (không có kháng cáo, kháng nghị khác), Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy có căn cứ để tăng nặng hình phạt đối với bị cáo. (1,5 điểm)

9. Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự lớp Quản trị luật 42

Cập nhật ngày 21/12/2019.
  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: QTL42
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên được sử dụng VBQPPL
  • GV ra đề: Thầy Minh, cô Hằng

Lý thuyết

Nêu ý nghĩa của việc bổ sung quy định về sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa sơ thẩm (Điều 296 BLTTHS năm 2015). (3 điểm)

Nhận định

Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Tòa án thực hiện chức năng xét xử nên không có nghĩa vụ chứng minh.

2 – Do không phải là người bị buộc tội nên người bị bắt không có quyền bào chữa, nhờ người bào chữa.

3 – Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ mang thai có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.

4 – Trong những trường hợp nhất định, hoạt động khám xét chỗ ở có thể được tiến hành mà không cần lệnh của người có thẩm quyền.

Bài tập

Tháng 09/2017, TAND huyện Bảo Lâm xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo L số tiền 30 triệu đồng về tội vi phạm các quy định về khác thác và bảo vệ rừng. Sau đó, VKSND tỉnh Lâm Đồng kháng nghị phúc thẩm tăng hình phạt theo hướng áp dụng hình phạt chính là hình phạt tù và phạt bổ sung là hình phạt tiền, đồng thời xử lý 04 lóng gỗ là tang vật của vụ án. Tháng 01/2018, TAND tỉnh xử phúc thẩm, chấp nhận kháng nghị, sửa án sơ thẩm, xử phạt Luật 12 tháng tù và phạt bổ sung 20 triệu đồng. Tòa cũng tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước 04 lóng gỗ thông. (4 điểm)

Hỏi: (Nêu cơ sở pháp lý)

1 – Theo quy định của BLTTHS 2015, TAND tỉnh Lâm Đồng có quyền sửa án như trong trường hợp nêu trên không (Nếu có căn cứ)?.

2 – Giả sử bản án phúc thẩm sau đó bị kháng nghị giám đốc thẩm thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Tòa án nào?

10. Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp Chất lượng cao Quản trị luật 42

Cập nhật ngày 02/01/2020.
  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: 8AB2
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên được sử dụng VBQPPL
  • GV ra đề: Cô Thảo

Lý thuyết

Nêu ý nghĩa của việc ghi nhận nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” trong BLTTHS năm 2015? (2 điểm)

Nhận định

Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng.

2 – Dẫn giải chỉ được áp dụng đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố liên quan đến hành vi phạm tội đã được khởi tố vụ án.

3 – Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm VAHS có thể không phải là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.

4 – Thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Bài tập

Theo hồ sơ, bị cáo L và em M (sinh năm 2000) nhà ở gần nhau. Ngày 05/10/2015, L gặp M tại tiệm internet, rủ đi chơi và M đồng ý. Trên đường đi M hỏi đi đâu thì L trả lời là vào nhà nghỉ, M không đồng ý, đòi nhảy xuống xe máy. L không dừng xe mà dọa nếu nhảy xuống xe thì sẽ báo công an bắt đưa đi trường giáo dưỡng vì trước đó M có bỏ nhà đi. Sau đó, L chở M đến nhà nghỉ. Tại đây, L xin M cho “quan hệ” nhưng M không đồng ý. Bị cáo dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với M.
Để làm rõ hành vi của bị cáo là hiếp dâm hay giao cấu, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX có nhiều câu hỏi với nhân chứng của vụ án là nhân viên nhà nghỉ. Người này khẳng định có việc L chở em M đến nhà nghỉ thuê phòng. Nhưng khi mang nước vào phòng và sau đó người này không nghe thấy tiếng la hét, kêu cứu của M. Khi thấy người lạ, M cũng không có phản ứng nào mang tính cầu cứu cho thấy mình bị bắt ép vào nhà nghỉ. Từ lời khai này, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa cho rằng bị cáo L không có hành vi dùng vũ lực để bắt ép em M “quan hệ” mà là có sự đồng tình. Từ đó VKS đề nghị Tòa chuyển từ tội hiếp dâm trẻ em sang tội giao cấu với trẻ em đối với bị cáo và đề nghị Tòa tuyên phạt bị cáo từ 2-4 năm tù (4 điểm)

Hỏi:

1 – Theo quy định của BLTTHS 2015, VKS có quyền đổi tội danh nhẹ hơn đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm không? Nêu cơ sở pháp lý?

Tình tiết bổ sung: Giả sử L sau đó kháng cáo kêu oan vì cho rằng mình không thực hiện hành vi giao cấu đối với M. Việc bị cáo nhận tội là do bị Điều tra viên X đánh đập, ép cung, HĐXX phúc thẩm còn phát hiện Điều tra viên X là cha nuôi của em M.

2 – Nêu cách giải quyết của HĐXX phúc thẩm trong trường hợp này?./.

CHUYÊN MỤC GIẢI NGHIỆP MÙA THI: Nếu bạn có đề thi muốn chia sẻ hãy gửi cho chúng tôi qua email: iluatsu.com@gmail.com để chia sẻ cho các bạn học viên khóa sau nhé! Trân trọng!
Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
[TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề thi môn Logic học - Tuyển sinh sau đại học
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề thi môn Logic học – Tuyển sinh cao học luật
Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
Tuyển tập Đề thi môn Luật Lao động có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Lao động
Tuyển tập Đề thi môn Giám sát Hiến pháp có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giám sát Hiến pháp
Tuyển tập Đề thi môn Logic học có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Logic học

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự Từ khóa: Đề thi Luật

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Next Post: [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng Hành chính Việt Nam »

Reader Interactions

Comments

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. sơn nguyen says

    11/07/2020 at 10:25 Chiều

    ad ơi có đáp án ko ad

    Trả lời
  2. LS Phạm Quang Thanh says

    13/07/2020 at 9:30 Sáng

    Nhà trường không công bố đáp án bạn nha!

    Trả lời
  3. Huy says

    16/01/2021 at 9:36 Chiều

    Trường mình không công bố đáp án mà bác!

    Trả lời

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng