Mục lục
Tổng hợp 110+ Câu trắc nghiệm Luật Phá sản (Trắc nghiệm Luật Kinh tế phần Phá sản) có đáp án tham khảo.
TỪ KHÓA: Trắc nghiệm, Luật Kinh tế, Luật Phá sản,
Trắc nghiệm 1
Đạo luật phá sản đầu tiên được Quốc Hội thông qua vào thời gian nào ?
A – 30/12/1993
B – 01/07/1994
C – 15/06/2004
D – 25/10/2004
Đáp án: A
Trắc nghiệm 2
Công ty cổ phần ABC có trụ sở chính ở Bình Dương, có 2 văn phòng đại diện: 1 ở TPHCM, 1 ở Đồng Nai. Các chủ nợ của công ty ABC đều là người dân ở TPHCM. Khi các chủ nợ này muốn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty ABC thì phải nộp đơn đó ở đâu ?
A – TAND tỉnh Bình Dương
B – TAND TP. Hồ Chí Minh
C – TAND tỉnh Đồng Nai
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: A
Trắc nghiệm 3
Thứ bậc ưu tiên phân chia tài sản khi 1 DN bị tuyên bố phá sản là
A – Chi phí phá sản, thuế, lương CN
B – Chi phí phá sản, lương CN, thuế
C – Thuế, lương CN, chi phí phá sản
D – Thuế, chi phí phá sản, lương CN
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 4
Thế nào là phá sản trung thực
A – Là trường hợp chính con nợ yêu cầu mở thủ tục khi thấy nhận thấy mình lâm vào tình trạng phá sản
B – Là trường hợp thủ tục giải quyết phá sản được mở do yêu cầu của các chủ nợ
C – Là trường hợp phá sản do những nguyên nhân khách quan hoặc bất khả kháng.
D – Là trường hợp do thủ đoạn của chủ DN nhằm chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 5
Luật phá sản 2004 quy định doanh nghiệp như thế nào là lâm vào tình trạng phá sản
A – DN gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tại 1 thời điểm toàn bộ giá trị tài sản còn lại của DN kô đủ thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.
B – Là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
C – Là DN không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 6
Đối tượng nào sau đây không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
A – Cổ đông của công ty cổ phần
B – Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
C – Đại diện công đoàn công ty
D – Ngân hàng mà DN vay
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 7
Công ty TNHH 1 thành viên X có trụ sở ở quận Tân Bình, TPHCM. Khi công ty nộp đơn yêu cầu phá sản thì nộp ở cơ quan nào
A – TAND quận Tân Bình
B – TAND TPHCM
C – Cả 2 đều đúng
D – Cả 2 đều sai
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 8
Ngày 01/07/2007, TAND TPHCM đăng báo quyết định mở thủ tục phá sản cho công ty cổ phần Y. Hạn cuối cùng để các chủ nợ của các công ty này gửi giấy đòi nợ cho tòa án là
A – 15/07/2007
B – 01/08/2007
C – 15/08/2007
D – 30/08/2007
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 9
Hành động của 1 DN kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản có thể được thực hiện nếu phẩm phán đồng ý
A – Thanh toán nợ không có đảm bảo
B – Trả lương cho người lao động
C – Từ bỏ quyền đòi nợ đối với công ty khác
D – Chuyển nợ kô bảo đảm thành nợ có bảo đảm
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 10
Trường hợp nào người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản
A – Chủ nợ không có đảm bảo
B – Chủ DN
C – Cổ đông của công ty cổ phần
D – Đại diện người lao động
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 11
Chủ thể kinh doanh nào không là đối tượng áp dụng của luật phá sản 2004
A – Hợp tác xã
B – Hộ kinh doanh
C – Công ty TNHH
D – Doanh nghiệp tư nhân
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 12
Ngày 01/01/2008, TAND TPHCM ra quyết định tuyên bố công ty TNHH X bị phá sản. Tòa án phải quyết định cho sở kế hoạch – đầu tư TPHCM chậm nhất là vào ngày nào
A – 03/01/08
B – 05/01/08
C – 07/01/08
D – 10/01/08
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 13
Chọn câu đúng
A – Luật phá sản 2004 có 9 chương với 95 điều
B – Luật phá sản 2004 được quốc hội thông qua 25/10/2004
C – Luật phá sản 2004 quy dịnh mọi chủ thể kinh doanh đều có thể bị phả sản
D – Luật phá sản 2004 có hiệu lực 15/06/2004
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 14
Họi nghị chủ nợ là cơ quan duy nhất của các chủ nợ được thành lập để giải quyết 1 cách công bằng các vấn đề liên quan đến lợi ích chủ nợ
A – Đúng
B – Sai
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 15
Loại chủ nợ nào sau đây không được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty con nợ
A – Chủ nợ có đảm bảo
B – Chủ nợ có đảm bảo 1 phần
C – Chủ nợ không đảm bảo
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 16
Kể từ khi nhận thông báo Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và chủ Doanh ngiệp hoặc đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp, Hợp tác xã không yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trong thời gian:
A – 1 tháng
B – 3 tháng
C – 2 tháng
D – 4 tháng
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 17
Tòa án cấp huyện có quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với
A – Doanh nghiệp, Hợp tác xã
B – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp tác xã
C – Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
D – Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 18
Các đối tượng nào sau nay không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Doanh nghiệp, Hợp tác xã
A – Đại diện công đoàn
B – Cổ đông công ty cổ phần
C – Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
D – Chủ nơ có bảo đảm
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 19
Việc phân chia tài sản còn lại của Doanh nghiệp, Hợp tác xã theo bậc thứ tự ưu tiên thứ 3, gồm những khoản:
A – Thanh toán khoản nợ cho người lao động
B – Thanh toán chi phí phá sản
C – Nơ thuế đối với nhà nước
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 20
Hành động nào sao đây bị cấm khi Doanh nghiệp, Hợp tác xã mắc nợ sau khi có quyết định mở thủ tụĩc phá sản của tòa án:
A – Cất giấu, tẩu tán tài sản, thanh lý các khoản nợ không có bảo đảm
B – Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ
C – Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của Doanh nghiệp mắc nợ
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 21
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp một khoản tiền tạm ứng phí phá sản theo quy định của tòa án, trừ người nộp đơn là:
A – Chủ nợ không có bảo đảm
B – Đai diên người lao đông
C – Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 22
Giải thể và phá sản giống nhau ở chổ:
A – Thanh toán nợ
B – Chấm dứt sự tồn tại của Doanh nghiệp
C – Tiến hành các thủ tục theo quy định
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 23
Kể từ ngày cuối cùng đang báo về quyết định của tòa án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án trong thời gian:
A – 15 ngày
B – 30 ngày
C – 45 ngày
D – 60 ngày
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 24
Phân lọai phá sản dựa vào nguyên nhân có thể chia thành hai lọai nào:
A – Phá sản trung thực, phá sản tự nguyện
B – Phá sản trung thực, phá sản gian trá
C – Phá sản trung thực, phá sản bắt buộc
D – phá sản tự nguyện, phá sản bắt buộc
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 25
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thì:
A – Chắc chắn bị phá sản
B – Không bị phá sản
C – Chưa hẳn bỉ phá sản, nó chỉ bỉ coi là phá sản khi tiến hành thủ tuc tuyên bố phá sản
D – Tất cả đều sai
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 26
Ai là người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- Trắc nghiệm 1
- Chủ doanh nghiệp
- Trắc nghiệm 2
- Đai diện người lao động hoặc đại diện công đoàn
- Trắc nghiệm 3
- Cổ đông công ty cổ phần
- Trắc nghiệm 4
- Đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp, Hợp tác xã
A – 1 và 2
B -1 và 4
C – 1 và 3
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 27
Các giao dịch của Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời ba tháng trước ngày tòa án thu lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản coi là vô hiêu:
A – Tặng, cho bất động sản, động sản cho người khác
B – Thanh tóan các khoan nợ chưa đến hạn
C – Thế chấp, cầm cố tài sản của Doanh nghiệp, Hợp tác xã
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 28
Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn cho ai?
A – Cơ quan đăng ký kinh doanh
B – Viện kiểm sát
C – Tòa án có thẩm quyền
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 29
Trường hợp người nộp đơn không phải là chủa Doanh nghiệp , Hợp tác xã hay người đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp,Hợp tác xã thì trong thời hạn bao lâu kể từ ngày thụ lý đơn tòa án phải thông báo cho Doanh nghiệp,Hợp tác xã đó biết:
A – 1 ngày
B – 5 ngày
C – 10 ngày
D – 15 ngày
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 30
Ai là người có quyền đề nghị thẩm phán triệu tập hội nghị chủ nợ:
A – Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản
B – Các chủ nợ đại diện cho ít nhất 1/3 tổng số chủ nợ không có bảo đảm
C – A và B đều đúng
D – A và B đều sai
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 31
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục họat động của Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu;
A – Doanh nghiệp,Hợp tác xã đã thực hiện xong phương án hpục hồi kinh doanh
B – Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đai diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ
C – A và B đều đúng
D – A và B đều sai
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 32
Thẩm phán ra quyết định mở tục thanh lý tài sản sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ I, nếu trường hợp:
A – Doanh nghiệp,Hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi họat động kinh doanh trong thời gian qui định
B – Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi họat động kinh doanh của Doanh nghiệp
C – Doanh nghiệp,Hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc chưa thực hiện được phương án phục hồi họat động kinh doanh thì trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác
D – Tất cả đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 33
Ai ra quyết định thành lập tổ quản lý thanh lý tài sản:
A – Chủ Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
B – Đai diện người lao động
C – Thẩm phán
D – Đại diện chủ nợ.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 34
Luật phá sản năm 2004, không được áp dụng cho chủ thể kinh doanh nào sau đây:
a – Doanh nghiệp nhà nước
b – Doanh nghiệp tư nhân
c – Hộ kinh doanh
d – Hợp tác xã
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 35
Theo luật phá sản 2004, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi:
a – Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
b – Doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong kinh doanh
c – Khi tổng trị giá các tài sản còn lại của công ty không đủ thanh toán tổng số nợ đến hạn
d – Tất cả đều đúng
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 36
Vai trò của pháp luật phá sản là:
a – Công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ và lợi ích hợp pháp của con nợ.
b – Bảo vệ quyền lợi của nguời lao động.
c – Góp phần tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế.
d – Cả 3 đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 37
Theo luật phá sản năm 2004, thủ tục phá sản là thủ tục:
a – Đòi nợ theo từng cá nhân chủ nợ.
b – Đòi nợ tập thể của các chủ nợ
c – Nhà nước đại diện chủ nợ đòi nợ.
d – Cả 3 đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 38
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền giải quyết việc phá sản của doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài:
a – Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
b – Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
c – Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
d – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 39
Theo luật phá sản năm 2004, doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án không được làm gì trong những điều sau:
a – Thanh lý nợ không đảm bảo
b – Chuyển các khoản nợ không đảm bảo thành các khoản nợ có bảo m bằng tài sản của doanh nghiệp
c – Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ
d – Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 40
Theo luật phá sản 2004, thời hạn để tòa án quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp là:
a – 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
b – 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
c – 40 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
d – Đáp án khác.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 41
Theo luật phá sản năm 2004, có mấy bước tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp, hơp tác xã:
a – 2
b – 3
c – 4
d – 5
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 42
Đối tượng nào dưới đây không có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
a – Đại diện của người lao động hoặc đại diện từ công đoàn
b – Chủ nợ đảm bảo
c – Chủ sở hữu doanh ngiệp nhà nước
d – Tất cả đều đúng
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 43
Theo luật phá sản 2004, điều kiện để hội nghị chủ nợ hợp lệ là:
a – Có hơn 1/2 số chủ nợ không đảm bảo đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không đảm bảo trở lên.
b – Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia theo quy định.
c – Có sự tham gia của tất cả chủ nợ.
d – cả a và b
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 44
Theo luật phá sản 2004, có mấy trường hợp tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
a – 2
b – 3
c – 4
d – 5
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 45
Theo luật phá sản 2004, đối tượng nào sau đây được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đầu tiên:
a – Các khoản nợ của người lao động
b – Chi phí phá sản
c – Các khoản nợ không đảm bảo
d – Đáp án khác
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 46
Theo luật phá sản năm 2004, thời hạn để doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ nợ khiếu nại, kháng nghị về quyết định tuyên bố phá sản là
a – 5 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
b – 10 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
c – 20 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
d – 30 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 47
Khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ dẫn đến:
a – Chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của doanh nghiệp.
b – Vẫn có thể tiếp tục hoạt động trong trường hơp đổi quyền sở hữu.
c – Cả hai đều sai.
d – Cả hai đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 48
Thủ tục giải quyết 1 vụ phá sản là thủ tục :
a – Tư pháp
b – Hành chính
c – Dân sự
d – Hình sự.
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 49
Doanh nghiệp dược coi là lâm vào tình trạng phá sản khi :
a – Doanh nghiệp mất hoàn toàn khả năng thanh toán tổng các khoản nợ quá hạn khi chủ nợ yêu cầu.
b – Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu.
c – Tổng giá trị các tài sản còn lại của công ty không đủ thanh toán tổng số các khoảng nợ đến hạn.
d – Cả b và c.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 50
Chọn câu đúng nhất về PHÁ SẢN :
a – Phá sản bao giờ cũng chấm dứt sự tồn tại vĩnh viễn của doanh nghiệp.
b – Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đương nhiên đã bị phá sản.
c – Việc mở thủ tục phá sản phải do doanh nghiệp yêu cầu tiến hành.
d – Cả a, b,c đều sai.
Trắc nghiệm 51
Đối tượng nào có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiêp :
a – Chủ nợ có đảm bảo.
b – Đại diện người lao động hoặc đại diện công đoàn.
c – Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
d – Cả b và c.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 52
Luật phá sản hiện hành bắt đầu có hiệu lực từ khi nào :
a – 25/10/2005
b – 25/10/2004
c – 15/06/2004
d – 15/06/2005
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 53
Luật phá sản hiện hành có mấy vai trò chính:
a – 3
b – 4
c – 5
d – 6
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 54
Tham quyền giải quyết việc phá sản :
a – HTX chỉ được mở thủ tục phá sản tại toà án cấp huyện, nơi mà HTX ĐKKD tại cơ quan cấp huyện đó.
b – Doanh nghiệp có thể mở thủ tục phá sản tại toà án cấp tỉnh hoặc cấp huyện, nơi mà doanh nghiệp ĐKKD tại cơ quan cấp tỉnh hoặc cấp huyện đó.
c – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể mở thủ tục phá sản tại toà án cấp tỉnh, nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
d – Cả a và c.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 55
Tối đa bao nhiêu ngày kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, toà án phải quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản :
a – 15 ngày
b – 30 ngày
c – 45 ngày
d – 60 ngày
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 56
Thứ tự bậc ưu tiên trong việc phân chia tài sản của doanh nghiệp, HTX :
a – Ưu tiên 1 : Các khoản nợ của người lao động(lương, BHXH…).
Ưu tiên 2 : Chi phí phá sản, thuế nhà nước.
Ưu tiên 3 : Các khoản nợ có đảm bảo, đảm bảo một phần.
b – Ưu tiên 1 : Các khoản nợ có đảm bảo, đảm bảo một phần, thuế nhà nước.
Ưu tiên 2 : Các khoản nợ của người lao động(lương, BHXH…).
Ưu tiên 3 : Chi phí phá sản.
c – Ưu tiên 1 : Chi phí phá sản.
Ưu tiên 2 : Các khoản nợ của người lao động(lương, BHXH.).
Ưu tiên 3 : Các khoản nợ có đảm bảo, đảm bảo một phần, thuế nhà nước.
d – Ưu tiên 1 : Chi phí phá sản, thuế nhà nước.
Ưu tiên 2 : Các khoản nợ của người lao động(lương, BHXH.).
Ưu tiên 3 : Các khoản nợ có đảm bảo, đảm bảo một phần.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 57
Thủ tục tiến hành phá sản gồm :
a – Thủ tục tư pháp
b – Thủ tục hành chính.
c – Cả a và b đều sai
d – Cả a và b đều đúng.
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 58
Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố phá sản của doanh nghiệp :
a – Tòa án kinh tế, tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp HTX đăng kí.
b – Phòng thi hành án trược thuộc sở tư pháp
c – Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi doanh nghiệp, HTX đăng kí.
d – Tòa án kinh tế, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 59
Dựa vào cơ sở phát sinh thủ tục phá sản, phân loại phá sản thành:
a – Phá sản trung thực và phá sản gian trá.
b – Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc.
c – Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân.
d – Các câu trên đều đúng.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 60
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định:
a – Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
b – Triệu tập hội nghị chủ nợ lần cuối.
c – Nghiêm cấm tẩu tán tài sản.
d – Các câu trên đều đúng.
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 61
Toà án sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi:
a – Nhận được đơn, ra quyết định mở thủ tục phá sản.
b – Người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí.
c – Cả a và b đều đúng.
d – Cả a và b đều sai.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 62
Luật Phá sản doanh nghiệp 1994 có hiệu lực thi hành từ ngày nào:
a – 30/12/1993
b – 04/06/1994
c – 01/07/1994
d – 15/08/1994
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 63
Luật Phá sản doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành từ ngày nào:
a – 15/06/2004
b – 25/10/2004
c – 30/12/2004
d – 07/01/2005
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 64
Đối tượng được áp dụng Luật Phá sản doanh nghiệp mới là:
a – Công ty TNHH
b – Công ty cổ phần
c – Hợp tác xã
d – Tất cả đều đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 65
Phá sản và giải thể có điểm nào giống nhau:
a – Đều chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
b – Đều phải tiến hành thủ tục Phá sản hay Giải thể
c – Đều phải thanh toán nợ khi tuyên bố Phá sản hay Giải thể
d – Tất cả đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 66
Đối tượng nào sẽ không chịu trách nhiệm vô hạn khi doanh nghiệp,công ty bị lâm vào tình trạng Phá sản:
a – Công ty TNHH
b – Công ty tư nhân
c – Hộ kinh doanh
d – Câu b, c đúng
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 67
Tòa án nào có thẩm quyền nhận đơn đối với doanh nghiệp:
A – Tòa án cấp huyện
B – Tòa án cấp tỉnh
C – Câu a,b đúng
D – Câu b đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 68
Các vụ Phá sản có thể phân loại dựa vào khía cạnh nào sau đây:
A – Nguyên nhân
B – Cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý
C – Đối tượng và phạm vi điều chỉnh PL
D – Tất cả đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 69
Phá sản và Giải thể có mấy điểm khác nhau cơ bản:
A – 3
B – 4
C – 5
D – 6
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 70
Luật Phá sản 2004 sẽ không áp dụng cho đối tượng nào sau đây:
A – Hộ kinh doanh
B – Công ty TNHH
C – Công ty cổ phần
D – Hợp tác xã
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 71
Đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản doanh nghiệp, Hợp tác xã:
A – Chủ sở hữu doanh nghiệp NN
B – Cổ đông CTCP
C – Thành viên hợp danh CTHD
D – Tất cả đều đúng
Trắc nghiệm 72
Pháp luật Phá sản là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của:
A – Chủ nợ
B – Con nợ
C – Câu a, b đúng
D – Câu a, b sai
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 73
Điều kiện để Hội nghị chủ nợ hợp lệ là:
a – Phải có quá nửa số chủ nợ không có đảm bảo đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên
b – Phải có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia
c – Câu a,b đúng
d – Câu a đúng
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 74
Trong Tiếng Việt, “Phá sản” còn được thể hiện bằng thuật ngữ nào:
A – Khánh tận
B – Vỡ nợ
C – Câu a, b đúng
D – Câu b đúng
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 75
Hiện tượng Phá sản thường gây ra những hậu quả kinh tế-xã hội nào:
a – Sự rối loạn,ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh
b – Ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động
c – Làm tăng khả năng phát sinh các tệ nạn xã hội
d – Tất cả đều đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 76
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng Phá sản thì có được coi là đã bị Phá sản không:
a – Có
b – Không
c – Chưa hẳn
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 77
Luật Phá sản 2004 quy định thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố Phá sản là:
a – Tòa án cấp huyện
b – Tòa án cấp tỉnh
c – Tòa án cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
d – Tất cả đều đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 78
Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp:
A – Đặc biệt
B – Hội nghị chủ nợ không thành
C – Có NQ của Hội nghị chủ nợ lần I
D – Tất cả đều đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 79
Thế nào là lâm vào tình trạng phá sản?
a – Doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
b – Công ty gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tại một thời điểm tổng giá trị tài sản còn lại của công ty không đủ thanh toán trong số các khoản nợ đến hạn, là công ty lâm vào tình trạng phá sản.
c – Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
d – a, b, c đều sai.
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 80
Chọn câu sai
a – Phá sản trung thực là trường hợp phá sản do những nguyên nhân khách quan hoặc bất khả kháng.
b – Phá sản gian trá là trường hợp do thủ đoạn của chủ nợ nhằm chiếm đoạt tài sản của con nợ.
c – Phá sản tự nguyện là trường hợp chính con nợ yêu cầu mở thủ tục khi nhận thấy mình lâm vào tình trạng phá sản.
d – Phá sản bắt buộc là trường hợp thủ tục giải quyết phá sản được mở do yêu cầu của chủ nợ.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 81
Chọn câu sai
a – Lý do dẫn đến phá sản hẹp hơn rất nhiều so với giải thể.
b – Thủ tục giải quyết một vụ phá sản là thủ tục tư pháp, do Tòa án có thẩm quyền giải quyết, còn thủ tục giải thể doanh nghiệp lại là thủ tục hành chính do chủ doanh nghiệp tiến hành.
c – Phá sản bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của doanh nghiệp trong khi điều này không phải bao giờ cũng diễn ra đối với doanh nghiệp bị tuyên bố giải thể.
d – Nhà nước có thái độ khác nhau đối với chủ sở hữu và người điều hành, quản lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 82
Theo Luật phá sản 2004 thì đối tượng áp dụng của Luật này là:
a – Doanh nghiệp và hợp tác xã.
b – Doanh nghiệp và liên hiệp hợp tác xã.
c – Doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã.
d – Doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 83
Trong thời hạn là bao lâu, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật?
a – 15 ngày.
b – 1 tháng.
c – 2 tháng.
d – 3 tháng.
Đáp án: D
Trắc nghiệm 84
Theo Luật phá sản của Việt Nam, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trước hết được quy định cho:
a – Chủ nợ.
b – Chủ nợ không có đảm bảo.
c – Chủ nợ có đảm bảo một phần.
d – Cả b và c.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 85
Khi doanh nghiệp. hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
a – Người lao động thông qua đại diện công đoàn.
b – Chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp, hợp tác xã.
c – Cổ đông, nhóm cổ đông ( công ty cổ phần) hoặc thành viên hợp danh ( công ty hợp danh).
d a, b, c đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 86
Toà án có thể trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu:
a – Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản ( trừ trường hợp người nộp đơn là đại diện người lao động).
b – Người nộp đơn không có quyền nộp đơn.
c – Một Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
d Cả a, b, c đều đúng.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 87
Doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, không bị cấm, hạn chế hoạt động gì?
a – Thanh tóan nợ không có bảo đảm.
b – Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
c – Hoạt động kinh doanh.
d – Cả a, b, c đều sai.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 88
Trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho
Tòa án?
a – 60 ngày.
b – 45 ngày.
c – 30 ngày.
d – 15 ngày.
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 89
Hội nghị phải được triệu tập lại chậm nhất sau bao lâu kể từ ngày hoãn hội nghị chủ nợ?
a – 10 ngày.
b – 15 ngày.
c – 20 ngày.
d – 30 ngày.
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 90
Những ai có quyền tham gia hội nghị chủ nợ?
a – Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ.
b – Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ; đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trở thành chủ nợ.
c – Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ; đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền.
d – Tất cả đều sai.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 91
Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ phải được gửi cho người có quyền và nghĩa vụ tham gia chậm nhất là bao lâu kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ?
a – 25 ngày.
b – 20 ngày.
c – 15 ngày.
d – 10 ngày.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 92
Tổ chức quản lý, thanh lý tài sản không có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
a – Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý.
b – Tự thực hiện phương án phân chia tài sản.
c – Gửi các khỏan tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tài khỏan mở tại ngân hàng.
d – Thi hành các quyết định khác của thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 93
Trong thời hạn hoạt động kinh doanh theo phương án phục hồi, theo chu kỳ bao lâu thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi cho Toà án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi của mình?
a – 6 tháng.
b – 5 tháng.
c – 3 tháng.
d – 9 tháng.
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 94
Hội nghị chủ nợ như thế nào là hợp lệ?
a – Bằng 1/2 số chủ nợ bảo đảm bỏ phiếu đồng ý.
b – Lớn hơn hoặc bằng 1/2 trong số 2/3 số chủ nợ bỏ phiếu đồng ý.
c – Lớn hơn hoặc bằng 1/2 trong số 2/3 số chủ nợ không bảo đảm bỏ phiếu đồng ỷ.
d – Lớn hơn hoặc bằng 1/2 trong số 2/3 số chủ nợ bảo đảm bỏ phiếu đồng ý.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 95
Ai là người có quyền mơ triệu tập hội nghị chủ nợ?
a – Chủ nợ không bảo đảm có số nợ lớn nhất.
b – Chủ nợ bảo đẩm có số nợ lớn nhất.
c – Thẩm phán.
d – Viện trưởng viện kiểm sát.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 96
Trong giai đoạn phục hồi kinh doanh trong thời gian bao lau danh nghiệp phải nộp báo cáo kinh doanh một lần.
a – 1 tháng một lần.
b – 3 tháng một lần.
c – 6 tháng một lần .
d – Tùy theo quyết định của hội nghị chủ nợ.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 97
Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
a – Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
b – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c – Tòa án kinh tế nơi doing nghiệp mắc nợ đặt trụ sở chính.
d – Tòa án kinh tế.
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 98
Công ty TNHH NGỌC THU có trụ sỡ chính tại TP Đà Nẵng, văn phòng đại diện tai TP Hồ Chí Minh, chi nhánh tai TP Biên Hòa – Đồng Nai. TAND nơi nào có quyền giải quyết phá sản cho công ty trên.
a – TP hồ Chí Minh.
b – TP Đà Nẵng.
c – TP Biên Hòa – Đồng Nai.
d – Cả 3 nơi trên.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 99
Doanh nghiệp được coi là phá sản khi:
a – Mất khả năng thanh toán các khoảng nợ.
b – Đã tiến hành thủ tục phá sản.
c – Lâm vào tình trạng phá sản.
d – Tất cả các câu trên đều đúng.
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 100
Trong các các chủ thể sau đây trong doanh nghiệp, chủ thể nào không có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
a – Chủ nơ không có bảo dẩm .
b – Chủ nợ có bảo đảm.
c – Người lao động.
d – Câu a và b sai
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 102
Trong các câu sau đây câu nào đúng:
a – Phí phá sản do ngươi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
b – Toà án có thể trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
c – a v à b đều đúng
d – a v à b đều sai
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 103
Trong các chủ thể sau đây, chủ thể nào không có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
a – Chủ nợ không có bảo đảm
b – Chủ nợ có bảo đảm
c – Người lao động
d – Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 104
Hội nghị chủ nợ là do:
a – Chủ doanh nghiệp triệu tập
b – Chủ nợ triệu tập
c – Thẩm phán triệu tập
d – Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
Đáp án: C.
Trắc nghiệm 105
Phương án phân chia tài sản doanh nghiệp mắc nợ theo thứ tự ưu tiên là:
a – Phíphá sản, khoản nợ lương công nhân, các khoản nợ không có bảo đảm
b – Phí phá sản, thuế của nhà nước, khoản nợ lương công nhân và các khoản nợ không có đảm bảo
c – Khoản nợ có bảo đảm, thuế, khoản nợ không có bảo đảm
d – Tất cả đều sai
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 106
Tiến hành thủ tục phá sản tại TAND cấp huyện có bao nhiêu thẩm phán phụ trách
a – 1
b – 2
c – 3
d – 4
Đáp án: A.
Trắc nghiệm 107
Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do ai chủ trì:
a – Doanh nghiệp
b – Cơ quan có thẩm quyền
b – Các chủ nợ
d – Tất cả đều đúng
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 108
Toà án quyết định mở thủ tục phá sản sau bao nhiêu ngày kể từ ngày thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
a – 20 ngày
b – 30 ngày
c – 40 ngày
d – 45 ngày
Đáp án: B.
Trắc nghiệm 109
Ông A là người bảo lãnh cho ông B, ông B không có khả năng trả nợ và trong thời gian này công ty ông B bị phá sản. Thì:
a – Khoản nợ là nợ có bảo đảm của ông A
b – Ông A sẽ phải trả nợ
c – Ông B sẽ phải trả nợ
d – a và b đúng
Đáp án: D.
Trắc nghiệm 110
Doanh nghiệp bị coi là phá sản khi:
a – Mất khả năng thanh toán các khoản nợ
b – Đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản
c – Lâm vào tình trạng phá sản
d – Tất cả các câu trên đều đúng
Đáp án: B./.
Fanpage Luật sư Online: https://www.facebook.com/iluatsu/
Trả lời