Tuyển tập 27 câu hỏi ôn tập có đáp án (Đề cương) môn An sinh xã hội. Trong một số đề thi thường sử dụng các câu hỏi sau để hỏi trong phần câu hỏi lý thuyết hoặc câu hỏi vấn đáp! Thân chúc một ngày tốt lành!
TỪ KHÓA: Đề cương ôn tập, An sinh xã hội,
1. Bản chất của an sinh xã hội?
An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái của cộng đồng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh.
An sinh xã hội là một cơ chế – công cụ phân phối lại thu nhập cá nhân trong xã hội theo chiều ngang (nam, nữ, già ,trẻ…) và chiều dọc (giàu – nghèo)
An sinh xã hội là sự che chắn, bảo vệ thành viên trong xã hội trước rủi ro, biến cố bất lợi tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mỗi quốc gia. Thể hiện rõ ràng nhất quyền của con người được Liên hợp quốc công nhận.
An sinh xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân văn – nhân đạo: Nhà nước và xã hội cùng giúp đỡ những người gặp rủi ro từ đó tạo động lực cho họ và cho sự đoàn kết cộng đồng..
2. Lưới an sinh xã hội ở nước ta hiện nay?
Lưới an sinh xã hội ở nước ta hiện nay gồm 3 tầng cơ bản:
Tầng 1: Bảo đảm y tế tối thiểu (chăm sóc sức khỏe tối thiểu và tham gia bảo hiểm y tế); thu nhập tối thiểu cho người nghèo, người thất nghiệp, người già và trẻ em và các đối tượng đặc biệt khác. Nguồn tài chính của tầng 1 do nhà nước đảm bảo là chính thông qua nguồn thu từ thuế.
Tầng 2: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và các hình thức an sinh khác có đóng góp của người dân (hướng tới mọi đối tượng). Nguồn tài chính của tầng 2 do doanh nghiệp và người lao động đóng góp, nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho một số đối tượng.
Tầng 3: Bảo hiểm xã hội tự nguyện (cho một số đối tượng nhất định). Nguồn tài chính của tầng 3 do doanh nghiệp và người lao động đóng góp, nhà nước hỗ trợ thông qua chính sách thuế thu nhập
3. Vì sao trong điều kiện hiện nay Chính phủ các nước lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội?
Với những biến đổi nhanh chóng và phức tạp của thế giới, hầu hết các nước phải tiến hành cải cách để phát triển, thuận theo xu hướng thế giớ là cải cách mô hình và chính sách, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhằm giải quyết sự bức xúc trong phát triển nội tại khi đang bị khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội.
Con người là trung tâm giải quyết mọi vấn đề, do đó muốn đổi mới phải dựa vào mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức… mọi thành viên trong xã hội. Sự vận động của kinh tế thị trường và dân chủ hoá, đặc biệt là dân chủ hoá kinh tế chính trị – xã hội là 2 lĩnh vực chủ yếu của xã hội dẫn tớ mở cửa và hội nhập với các quốc gia khác, do đó phải chú trọng đến các vấn đề xã hội, con người, chính sách xã hội và an sinh xã hội. Sự công bằng, bình đằng, dân chủ.. và tương trợ lẫn nhau. Từ đó tạo nên nội lực từng người nhằm khai thác và tận dụng các yếu tố ngoài nhận lực toàn làm cho xã hội ngày càng phát triển.
Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội.
4. Sự cần thiết khách quan của việc đảm bảo an sinh xã hội?
– an sinh xã hội góp phần giữ vững ổn định về kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước.
– Giải quyết an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc “điều hoà” các “mâu thuẫn xã hội”, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội;
– Tạo nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và bất ổn của xã hội.
– Tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cho tương lai.
Vì vậy: Xã hội càng phát triển, càng đạt tới nấc thang cao hơn của tiến bộ, văn minh và hiện đại thì càng phải quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Ngược lại, sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển bền vững sẽ cho phép có thêm nguồn lực để chăm lo phát triển về xã hội mà trọng tâm là hệ thống an sinh xã hội.
5. Mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội với phát triển kinh tế xã hội?
Bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Sự phát triển kinh tế cao hay thấp, bền vững hay không bền vững đều bắt nguồn từ việc có đảm bảo an sinh xã hội hay không và ngược lại việc đảm bảo an sinh xã hội hợp lý sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế.
Thước đo của xã hội ngày nay không chỉ là kinh tế mà còn ở chất lượng cuộc sống con người.
Phát triển kinh tế là cơ sở đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện an sinh xã hội tốt là đảm bảo được cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, từ đó họ sẽ góp sức vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Do đó: Phát triển kinh tế phải gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội.
6. Theo anh (chị) để đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, Chính phủ cần phải quan tâm đến những nhóm dân cư nào?
Nhóm dân cư thuộc hộ nghèo, vùng sâu xa; người khuyết tật: Do nước ta mới thoát nghèo, đời sống còn khó khăn, lại trải qua nhiều chiến tranh để lại hậu quả nghiêm trọng (ví dụ: chất độc màu da cam…). Còn rất nhiều người nghèo không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, không biết chữ…
Nhóm người cao tuổi: Việt Nam đang có xu hướng bị già hoá. Theo ước tính của Ủy ban quốc gia người cao tuổi, năm 2020 tỉ lệ người cao tuổi ở VN là 16% và tiếp tục tăng sau đó, đặt ra thách thức về tính bền vững của an sinh xã hội.
Nhóm dân cư nông thôn di cư ra các TP lớn tìm công việc: Đặt ra việc đảm bảo quyền lợi, cơ hội tiếp cận dịch vụ công bằng, quyền hưởng thụ chính sách của người dân.
7. Bản chất, tính chất và chức năng của Bảo hiểm xã hội?
7.1. Bản chất của Bảo hiểm xã hội:
– Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội; đặc biệt là xã hội mà kinh tế theo cơ chế thị trường. Kinh tế là nền tảng của Bảo hiểm xã hội.
– Chủ thể trong quan hệ thuộc Bảo hiểm xã hội gồm: bên tham gia, bên cung cấp và bên hưởng Bảo hiểm xã hội.
– Trong Bảo hiểm xã hội, những biến cố làm giảm/mất khả năg lao động, làm việc là những rủi ro trái ý muốn con người: thiên tai, lũ lụt… hoặc trường hợp không ngẫu nhiên: thai sản, tuổi già..
– Phần thiếu hụt của người lao động được bù đắp hoặc thay thế từ 1 nguồn quỹ tiền tệ – do bên tham gia Bảo hiểm xã hội đóng và một phần từ hỗ trợ nhà nước.
7.2. Tính chất của Bảo hiểm xã hội:
– Thời hạn bảo hiểm dài (dài hạn).
– Hình thức bắt buộc, phí nộp định kỳ.
– Tính chất rủi ro rõ nét hơn.
– Mức hưởng tuỳ đối tượng, điều kiện quốc gia.
– Thực hiện trong khuôn khổ pháp lý, đảm bảo chuẩn mực quốc tế và được nhà nước bảo trợ.
7.3. Chức năng của Bảo hiểm xã hội:
– Thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động/ mất việc.
– Phân phối, phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia Bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện công bằng xã hội.
– Kích thích người lao động hăng hái làm việc nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế.
– Gắn bó lợi ích người lao động và người sử dụng lao động.
8. Vì sao Bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội?
Bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội vì:
– Đối tượng chính là người lao động – đối tượng lớn số 1 của 1 quốc gia; Đối tượng tạo ra của cải, vật chất, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
– Người lao động có cuộc sống ổn định hơn -> khó rơi vào yếu thế hơn -> giúp đỡ người khác và thu hẹp đối tượng của chính sách khác. Đồng thời góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội mạnh mẽ hơn
– Đảm bảo công bằng xã hội khi phân chia lại thu nhập người rủi ro – không rủi ro
– Bảo hiểm xã hội phát triển -> mọi người yên tâm hơn về quyền lợi và cuộc sống -> kích thích hăng hái tham gia lao động sản xuất -> kích thích tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng trưởng và tiến bộ xã hội.
9. Vai trò của Bảo hiểm xã hội trong quá trình đảm bảo an sinh xã hội?
Điều tiết các chính sách trong hệ thống an sinh xã hội: Bảo hiểm xã hội phát triển => Mở rộng đối tượng Bảo hiểm xã hội => Thu hẹp đối tượng trong chính sách khác của an sinh xã hội => Ổn định hệ thống an sinh xã hội.
10. Quan điểm về Cứu trợ xã hội?
Mọi thành viên trong xã hội đều được cứu trợ khi cần thiết:
Các cá nhân trong cộng đồng bình đẳng về quyền sống và hưởng thụ các thành quả xã hội (Điều 25 bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hợp quốc)
Cứu trợ xã hội là trợ giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong xã hội: thể hiện tinh thần tương thân tương ái, và tôn trọng quyền con người của mỗi cá nhân.
Nhà nước là chủ thế chính trong thực hiện cứu trợ xã hội.
Nhà nước là người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, chịu trách nhiệm chính trong việc phân bổ các nguồn lực và phân phối lại thu nhập.
Nhà nước có quyền quản lý dân cư cùng với vai trò giải quyết các vấn đề xã hội, quyết định chi tiêu cho cứu trợ xã hội cần được nhà nước kiểm soát để tạo sự công bằng
Định hướng và tổ chức hoạt động cứu trợ xã hội
Xã hội hoá công tác cứu trợ xã hội.
Mở rộng Cứu trợ xã hội về mọi mặt:
Hình thức hoạt động
Phương thức tạo nguồn
Cơ chế tổ chức quản lý
Các đối tượng được cứu trợ phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng
Có ý thức tự cường, nỗ lực vươn lên.
Ý thức giúp đỡ thành viên khó khăn khác khi có thể
11. Các hình thức cứu trợ xã hội?
Các hình thức cứu trợ xã hội bao gồm:
- Thường xuyên.
- Đột xuất.
- Bằng tiền.
- Hiện vật.
12. Vì sao cứu trợ xã hội là trụ cột đảm bảo an sinh xã hội?
Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội. Theo nghĩa thông thường, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng.
Đối tượng của cứu trợ xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân. Có những trường hợp cứu trợ xã hội được áp dụng để giải quyết khó khăn cho cả vùng gặp nạn hoặc cả một địa phương.
Cứu trợ xã hội được coi như là “lưới đỡ cuối cùng” trong hệ thống các lưới đỡ an sinh xã hội. Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt.
13. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay?
– Đa số các cơ sở chưa phân rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động (Ví dụ: một cơ sở chăm sóc sức khoẻ nhiều đối tượng: nhiệm vụ các bộ phận chuyên môn chồng chéo)
– Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tiêu chuẩn (cơ sở y tế, giáo dục, làng trẻ SOS…)
– Cán bộ, nhân viên không đảm bảo cả về lượng và chất (đặc biệt điển hình ở các trạm y tế xã: chỉ có 1 vài người và thường làm tất cả các công việc sơ cứu, truyền nước, tiêm, khâu vá vết thương…)
– Hoạt động cứu trợ chưa đến đúng đối tượng.
– Xảy ra việc chậm trễ chuyển tiền, hàng cứu trợ đến người dân, thậm chí còn bị thất thoát rất nhiều:
+ Năm 2002: Lợi dụng tiền viện trợ khắc phục bão lụt ở trung ương, Công ty xuất nhập khẩu nông lâm nghiệp HN đã nhập giống cây kém chất lượng về cung ứng cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên. Cây giống đều không phát triển và bị chết, nhưng một số cán bộ tại 2 đơn vị đã thống kê khống hồ sơ để được thanh toán gần 10 tỷ đồng mua hàng từ nguồn tiền viện trợ chống bão lụt.
+ Năm 2007: Các hộ nghèo ở Phú Bình – Khôngntum chỉ nhận đc một nửa tiền hỗ trợ với lý do của các cán bộ xóm: “làm quỹ xóm”. Ở La Tú – Khôngntum thì bị bớt 20.000 đóng góp làm cầu của xóm và 5.000 đóng tiền giấy, bút.
(Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu tổ chức quản lý qua nhiều khâu trung gian)
Thể hiện rõ mặt trái trong cứu trợ xã hội ở Việt Nam.
14. Công tác cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay thường gặp những khó khăn gì? Bạn hãy đề xuất giải pháp khắc phục?
14.1. Khó khăn của Công tác cứu trợ xã hội ở Việt Nam
Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp.
Bộ phận, chức năng các phòng ban phân rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm các bộ phận chồng chéo.
Kinh phí hạn hẹp, chủ yếu từ nhà nước.
Cơ quan quản lý tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện chính sách chưa thống nhất.
Không có quỹ dự phỏng riêng.
Ý thức cá nhân, cộng đồng về cứu trợ xã hội chưa cao; còn nhiều tham nhũng, thất thoát.
14.2. Giải pháp
Nhà nước
– Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo với những biến cố đột xuất (dự báo thời tiết, dự báo bão, dự báo năng suất giống cây trồng…)
– Đầu tư thêm CSHT cho vùng sâu xa, hay gặp thiên tai.
– Quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ cán bộ, nhân viên.
– Chú trọng về giáo dục, y tế… nâng cao chất lượng các cán bộ, nhân viên.
– Tăng cường kiểm tra, giám sát; giảm bớt giai đoạn trung gian trong quá trình chuyển tiền, vật cứu trợ.
– Tuyên truyền, vận động tạo nguồn tài chính CTXH. Xã hội hoá QTXH về mọi mặt.
– Tăng mức hưởng trợ cấp phù hợp hơn cho các đối tượng.
Xã hội
– Nâng cao ý thức cá nhân về tính nhân đạo, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
– Xoá bỏ quan niệm CTXH là việc của nhà nước.
– Tích cực đóng góp sức người, sức của trong công tác CTXH.
– Tuyên truyền, vận động bà con cùng trợ giúp cho nhau.
Bản thân thành phần được cứu trợ:
Để nhà nước và xã hội cảm thấy thoả đáng khi bỏ ra công sức và tiền của, đồng thời có động lực để CT nhiều thành viên khác, bản thân người được CT phải:
Có ý thức chủ động, tự cường, nỗ lực vươn lên; không ý lại.
Tham gia giúp đỡ thành viên khó khăn khác.
15. Vì sao xã hội hoá công tác cứu trợ xã hội là xu hướng chủ yếu trong điều kiện hiện nay ở nước ta?
Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2014
+ Số hộ nghèo giảm 35,9 % so với cùng kì năm ngoái nhưng số lượng vẫn còn nhiều (tương ứng 303,6 nghìn hộ nghèo)
+ Dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm:
51,1 nghìn trường hợp mắc bệnh chân-tay-miệng
147 người chết trong tổng 5.8 trường hợp bị sởi
36 trong 824 trường hợp tử vong do viêm não virut
Các bệnh nguy hiểm khác: tim, ebola, cúm A….
Thiệt hại vô cùng lớn.
+ Tai nạn giao thông làm nhiều người chết và bị thương nặng gây thiệt hại về cả vật chất, tinh thần.
+ Thiệt hại do thiên tai, cháy nổ: Chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, thiên tai đã làm 138 người chết, 160 người bị thương, gần 1600 ngôi nhà sập đổ, hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng… và rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Ô nhiễm môi trường, các vụ cháy nổ diễn ra cũng gây thiệt hại vô cùng lớn.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử nước CHXHCNVN)
Từ những hiện thực trên cho thấy: Nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn bất thường cũng như khủng hoảng kinh tế. Việc đáp ứng đầy đủ và thoả đáng các chương trình an sinh xã hội dành cho người dân là thách thức lớn mà nhà nước khó vượt qua.
Do đó, để khắc phục điều này cần mở rộng hoạt động cứu trợ xã hội ra phạm vi toàn xã hội, huy động các nguồn vật lực từ cộng đồng trong nước và quốc tế.
Vì vậy, “Xã hội hoá” công tác cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay là tất yếu.
16. Vì sao phải tiến hành xã hội hoá công tác cứu trợ xã hội?
Thực tế: nếu chất lượng cuốc sống người dân bị giảm sút làm tăng nhanh mức độ lộn xộn xã hội. Nếu trong khi đó, kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp cao…gây khó khăn trong việc thực hiện thoả đáng chương trình an sinh xã hội cho người dân mà nhà nước khó vượt qua. Đồng thời, việc cứu trợ xã hội không phải của riêng nhà nước mà còn của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, do đó cần xã hội hoá cứu trợ xã hội để nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này, cùng nhà nước đưa ra giải pháp và cứu trợ lẫn nhau.
Đa dạng hoá cứu trợ xã hội về:
– Cơ chế tổ chức quản lý: Phổ cập các cấp từ trung ương đến địa phương và cả các tổ chức trong xã hội
– Hình thức hoạt động: Đa dạng hoá các phương thức cứu trợ: tiền, vật, sự giúp đỡ cộng đồng
– Cơ chế tạo nguồn: Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
17. So sánh Bảo hiểm xã hội với Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội
Tiêu chí/So sánh | Cứu trợ xã hội (CTXH) | Ưu đãi xã hội (ƯĐXH) | Bảo hiểm xã hội (BHXH) |
---|---|---|---|
Đối tượng | Nhóm những người rơi vào hoàn cảnh yếu thế, thiệt thòi trong xã hội. Nhóm cá nhân: trẻ em mồ côi, người già, khuyết tật… Hộ nghèo, đặc biệt khó khăn | Những người có công với đất nước: thương binh, bệnh binh, liệt sĩ… | Các đối tượng có qhlđ và những người thụ hưởng (qh ruột thịt/ có công nuôi dưỡng) |
Phạm vi | Rộng rãi, đa dạng | Những người cống hiến cho tổ quốc | Hẹp hơn, củ yếu cho người lao động, người sdlđ, người có nhu cầu |
Mức đóng | Không đòi hỏi | Không đòi hỏi | Tuỳ lương |
Mức hưởng | Không đồng đều, phụ thuộc mức độ cần cứu trợ | Phụ thuộc sự cống hiến đất nước | Nhỏ hơn mức lương đi làm (50 – 70% lương) đảm bảo cs tối thiểu cho họ và gia đình Phụ thuộc mức đóng |
Cơ sở xác định quyền hưởng | Theo quy định trong chính sách CTXH | Theo quy định | Quy định trong các chế độ Bảo hiểm xã hội của pháp luật |
Hình thức, phương tiện trợ cấp | Khẩn cấp/ tức thì: bão, lụt. hạn hán, sập cầu… Thường xuyên: trẻ mồ côi, người tàn tật, gđ khó khăn Phương thức: tiền/ hiện vật/ sự giúp đỡ công đồng… | Vật chất: tiền/ hiện vật Tinh thần: tặng bằng khen, huân chương lao động, tượng đài, đội tình nguyện giúp đỡ… | Trợ cấp định kì Tiền/ dịch vụ: y tế, chăm sóc sức khỏe |
Nguồn tài chính | Ngân sách nhà nước Quốc tế Cộng đồng Lãi đầu tư vào các công trình xây dựng, dự án giáo dục…. | Ngân sách nhà nước Cá nhân, tổ chức đóng góp | Đóng góp của người tham gia bảo hiểm Hỗ trợ thêm từ Ngân sách nhà nước Lãi đầu tư, từ thiện của các tổ chức trong – ngoài nước |
18. Ưu đãi xã hội: Khái niệm, bản chất, và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta?
Khái niệm Ưu đãi xã hội: Là sự đãi ngộ đặc biệt về cả vật chất và tinh thần của nhà nước và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội.
Bản chất: Nhằm tái sản xuất gía trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, mục tiêu chính trị quan trọng của mỗi nước.
Quan điểm của Đảng và nhà nước:
- Trách nhiêm của nhà nước và toàn dân.
- Xã hội hoá chăm sóc người có công: mở rộng phương thức, đối tượng chăm sóc: Cơ quan, tỏ chức, cá nhân, tình nguyện viên… quỹ được đóng góp bới nhiều nguồn ngoài Ngân sách nhà nước.
- Động viên người có công nỗ lực lao động sản xuất, không ỷ lại.
19. Đối tượng ưu đãi xã hội ở Việt Nam hiện nay?
* Những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc bảo vệ tổ quốc:
– Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;
– Thương binh, bệnh binh;
– Người tham gia hoạt động Cách mạng.
* Trong công cuộc xây dựng đất nước: Nhà khoa học, anh hùng lao động, nghệ nhân, nghệ sỹ, kiện tướng…
20. Quan điểm về ưu đãi xã hội?
Là chính sách đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội ở mỗi quốc gia;
Đầu tư xã hội nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc;
Không phải là ban ơn mà là thực hiện công bằng xã hội;
Trách nhiệm của nhà nước và toàn dân.
21. Các biện pháp xoá đói giảm nghèo?
Các biện pháp xóa đói giảm nghèo chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập
Tín dụng ưu đãi cho người nghèo: Do không có vốn, cấp tín dụng ưu đãi là cần thiết và thiết thực, để người nghèo có điều kiện mua sắm phtiện sản xuất… phục vụ cho lao động
Hỗ trợ đất sản xuất: Thường ở vùng nông thôn, làm nông nghiệp. Ví dụ: Giúp hộ nghèo, vùng cao khai hoang ruộng bậc thang…
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu: Sửa chữa, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng: đường sắt, cầu cống…
Khuyến nông – lâm – ngư: Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, kỹ thuật – khoa học tiên tiến…
Ctr hỗ trợ khác: Tuỳ quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam thì xây dựng thêm mô hình sản xuất, bảo quản, chế biến nông – lâm sản..
Nhóm 2: Tạo điều kiện người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Thường thì người nghèo không đủ khả năng chi trả cho các khoản dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục… Do người nghèo thì điều kiện kém phát triển hơn mọi người dễ dẫn đến tình trạng “nghèo càng nghèo”. Vì vậy, nhà nước cần điều tiết vấn đề này bằng cách:
- Hỗ trợ y tế
- Hỗ trợ giáo dục
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng…
- Nâng cao khả năng lao động, sản xuất
- Nhà ở: Có sức khoẻ và yên tâm làm việc
- Nước sạch và vệ sinh: đảm bảo sức khoẻ để có khả năng học tập và làm việc tốt hơn
Từ đó, tăng khả năng thoát nghèo.
Nhóm 3: Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội với người nghèo:
- Cung cấp thẻ BHYT miễn phí, mở rộng đối tượng thuộc diẹn nghèo và khó khăn
- Bên cạnh xoá đói giảm nghèo còn cần ngăn cho hộ không nghèo rơi vào diện nghèo
22. Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững?
Dù Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng Bảo hiểm xã hội chủ yếu là tầng lớp bậc trung chứ không phải người nghèo. Với cứu trợ xã hội thì các trợ giúp chủ yếu mang tính tức thì, ngắn hạn. Xoá đói giảm nghèo thì mang tính chất lâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cuộc sống cho họ, sau đó giúp đỡ người khác nhằm góp phần tạo an sinh bền vững cho mỗi quốc gia.
23. So sánh Bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm thương mại?
So sánh | Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm thương mại |
---|---|---|
Giống nhau: | - Đều trong hệ thống an sinh xã hội, bảo vệ con người trong xã hội chống lại những rủi ro trong cuộc sống. - Đều có mảng tự nguyện và bắt buộc. - Hoạt động đều trên nguồn quỹ tập chung. - Nguyên tắc: Số đông bù số ít. - Mức chi trả thường khác mức đóng góp. |
|
Khác nhau: Đối tượng tính BH | Thu nhập của người lao động | Tài sản, trách nhiệm dân sự. tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ, vấn đề liên quan đến con ng |
Đối tượng nộp BH | Người lao động, người sử dụng lao động | Tất cả cá nhân, tổ chức trong xã hội |
Nguồn quỹ | Người lao động Người sử dụng lao động Hỗ trợ nhà nước | Phí Bảo hiểm của các đối tượng tham gia Một phần quỹ khác: quỹ dự phòng nghiệp vụ… |
Mục đích | Chi trả trợ cấp Chi quản lý sự nghiệp Bảo hiểm xã hội Chi dự phòng và hoạt động đầu tư | Bồi thường/ chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng khi đối tg tham gia bh gặp rủi ro gây tổn thất Dự trữ, dự phòng Đề phòng, hạn chế tổn thất Nộp ngân sách nhà nước Chi phí quản lý và có lãi |
Cơ chế quản lý quỹ | Cân bằng thu chi không vì mục tiêu lợi nhuận | Hoạt động kinh doanh có lãi, mục tiêu lợi nhuận |
Phí bảo hiểm | Thường được xác định tương đối căn cứ vào lương người lao động/ quỹ lương người sử dụng lao động | Thường được xác định tương đối dựa vào mức độ rủi ro |
Tính chất và mức độ | Tính xã hội cao | Tính chất kinh tế chủ yếu |
Cơ quan quản lý | Bộ lao động thương binh và xã hội Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Bộ tài chính và ngân hàng Doanh nghiệp Bảo hiểm thương mại |
24. Quản lý Nhà nước về an sinh xã hội?
Xã hội ổn định và phát triển hướng tới 2 vấn đề: Kinh tế và xã hội.
Tức là sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội trong đó quan trọng nhất là sự đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân. Nếu chỉ chú trọng vào kinh tế, sẽ cải thiện tiêu chuẩn sống cho hàng triệu triệu người nhưng đồng thời sự bất bình và khoảng cách giàu nghèo cũng tăng nhanh chóng mặt; ngược lại nếu không có kinh tế thì không thể có cơ sở phát triển, ổn định, cải thiện cuộc sống người dân. Do đó, cần phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý chính sách kinh tế và xã hội vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu về an sinh xã hội ngày càng cao. Muốn hệ thống an sinh xã hội phát triển đúng đắn đáp ứng nhu cầu người dân thì cần có quản lý của nhà nước.
25. Vì sao phải nâng cao nhận thức về an sinh xã hội trong điều kiện hiện nay ở nước ta?
Xã hội có rất nhiều thành phần, hoàn cảnh gia đình,… thu nhập cao – thu nhập thấp… Kinh tế các phát triển thì sự phân cực ngày càng lớn. Khi đó an sinh xã hội sẽ phải do toàn xã hội gành vác dưới sự quản lý của nhà nước nên cần nâng cao sự nhận thức của công chúng để họ tự nguyện, tự giác tham gia công tác hoạt động và quản lí an sinh xã hội – tức là làm tròn nhiệm vụ “dân là chủ, dân làm chủ”. Đồng thời lấy đó làm cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách phát triển thích hợp và phải thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức toàn dân về an sinh xã hội.
26. Nội dung quản lý nhà nước về an sinh xã hội?
Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển an sinh xã hội – công cụ quản lý nhà nước về an sinh xã hội – dự kiến phát triển an sinh xã hội trong tương lai: Chỉ rõ mục tiêu, hướng đi đúng đắn cho hệ thống an sinh xã hội, giúp nhà nước có bước đi, giải pháp đúng đắn thích nghi sự biến đổi kinh tế – xã hội.
Quản lý nhà nước về an sinh xã hội cần tuân theo các bước:
+ Dự báo xu hướng an sinh xã hội trên thế giới
+ Đánh giá đúng thực trạng phát triển an sinh xã hội và tác động của ktế tới an sinh xã hội
+ Phân tích nhu cầu và khả năng của đất nước về an sinh xã hội
+ Đưa ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu đó.
Hoạch định hệ thống các chính sách an sinh xã hội
Không mang tính bắt buộc và cưỡng chế như pháp luật, chính sách an sinh xã hội cần được xd khoa học, phù hợp; để cụ thẻ hoá chiến lược và kế hoạch an sinh xã hội, cần hoạch định chính sách an sinh xã hội – tức là tìm ra vấn đề cần giải quyết, đề xuất mục tiêu, giải pháp, công cụ để đạt được mục tiêu, trình lên cơ quan để được thông qua và ban hành dưới dạng Văn bản quy phạm pháp luật. Hoạch định hệ thống chính sách an sinh xã hội cần dựa trên cơ sở kết nghiên cứu, tình hình hiện thực an sinh xã hội.
Ban hành văn bản pháp quy
Nhà nước quản lý dựa trên pháp luật. Pháp luật an sinh xã hội là công cụ chủ yếu để quan lý nhà nước, nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống an sinh xã hội.
Tổ chức bộ máy, hướng dẫn, giám sát, thanh – kiểm tra việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
Đây là quá trình nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực, công bằng và đúng nhiệm vụ, tuân thủ đúng pháp luật của các cơ quan quản lí an sinh xã hội. Các hoạt động này được tiến hành định kì hoặc bất thường từ đó đưa ra vấn đề tiêu cực để phát huy và hạn chế, sửa đổi tiêu cực/vấn đề không hiệu quả còn tồn tại.
27. Trách nhiệm của Chính phủ về việc đảm bảo an sinh xã hội?
Hoạch định, ban hành chính sách, pháp luật về an sinh xã hội. Điều tiết, định hướng, hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp từng thời kì
Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách và pháp luật về an sinh xã hội: Mỗi đất nước có hệ thống và cách hoạt động khác nhau về vấn đề an sinh xã hội; có nhiều thành phần, hoàn cảnh trong xã hội; nhiều chính sách trong hệ thống an sinh xã hội do đó việc thực hiện tốt, thống nhất các chính sách trong hệ thống là vô cùng khó khăn đòi hỏi cần có sự chỉ huy, tổ chức của cơ quan quản lý.
Tạo nguồn tài chính đủ lớn mạnh để hỗ trợ và ứng cứu kịp thời trong quá trình thực hiện chính sách và chương trình an sinh xã hội.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật an sinh xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững, lâu dài hệ thống an sinh xã hội đất nước nới riêng và ổn định toàn xã hội nói chung./.
Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/
Trả lời