Mục lục
Tuyển tập 3+ đề thi môn Luật hôn nhân gia đình chuyên sâu trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Đề thi Pháp luật thương mại ASEAN
- Đề thi Chuyển giao công nghệ quốc tế
- Đề thi môn Công pháp quốc tế
- Đề thi Luật Thương mại quốc tế
- Đề thi môn Tư pháp quốc tế
TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Hôn nhân gia đình chuyên sâu, Luật Hôn nhân gia đình
1. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu lớp Dân sự 37
- Lớp: Dân sự 37
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
- GV ra đề: ThS Trần Thị Hương
Để trở thành thành viên của Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam phải cam kết bảo đảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của các em. Để thực hiện được cam kết này Việt Nam phải tiến hành mọi biện pháp lập pháp và hành pháp thích hợp.
Hãy nêu những quy định cụ thể mà pháp luật hôn nhân và gia đình đặt ra nhằm mục đích chuyển tải những nguyên tắc cơ bản của Công ước quốc tế về quyền trẻ em trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em./.
Xem thêm đề thi
- Tuyển tập 20+ Đề thi Luật Hôn nhân gia đình
- Tuyển tập 10+ đề thi môn Luật Đầu tư
- Tuyển tập 3+ đề thi môn Nhượng quyền thương mại
2. Đề thi Hôn nhân và gia đình chuyên sâu lớp Dân sự 38A
- Lớp: Dân sự 37
- Thời gian làm bài: 45 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
- GV ra đề: ThS Trần Thị Hương
Khoản 1 Điều 12 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em có ghi nhận: “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em”.
Là một thành viên của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, theo anh chị, Việt Nam đã nội luật hóa quy định nêu trên của Công ước trong pháp luật hôn nhân và gia đình như thế nào? Nêu rõ cơ sở pháp lý cụ thể./.
3. Đề thi môn một số vấn đề chuyên sâu về Luật Hôn nhân và gia đình lớp Dân sự 41
- Lớp: Dân sự 41
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Câu hỏi
Có nhận định rằng: “Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành đậm tính nhân văn”.
Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 11 Luật HNGĐ năm 2014 và Điều 4 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp; tiếp cận từ góc độ hậu quả xử lý yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật về nhân thân, tài sản, quyền lợi con chung, anh chị hãy phân tích và chứng minh nhận định trên./.
Trả lời