Khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam và khoa học Luật Hiến pháp của thế giới
Tác giả: Tô Văn Hòa
Mỗi quốc gia hiện đại trên thế giới đều có ngành Luật Hiến pháp riêng. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi quốc gia đều có khoa học Luật Hiến pháp của mình. Tất nhiên, bề dày lịch sử của khoa học Luật Hiến pháp ở mỗi quốc gia là khác nhau do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá khác nhau. Có những quốc gia hình thành nền dân chủ từ sớm và do đó đã có khoa học Luật Hiến pháp từ rất lâu, ví dụ Anh Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức; ở những quốc gia đang phát triển xuất hiện khoa học Luật Hiến pháp ở giai đoạn muộn hơn, chủ yếu gắn với phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ hoá.
Xem thêm bài viết về “Khoa học Luật Hiến pháp”
- Mối liên hệ giữa khoa học Luật Hiến pháp và các ngành khoa học pháp lí khác – PGS.TS. Tô Văn Hòa
- Hệ thống khoa học Luật Hiến pháp và môn học Luật Hiến pháp – PGS.TS. Tô Văn Hòa
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Khoa học Luật Hiến pháp – PGS.TS. Tô Văn Hòa
Ở Việt Nam, khoa học Luật Hiến pháp bắt đầu được hình thành trong giai đoạn giành độc lập dân tộc (1946) mà sản phẩm là việc ban hành Hiến pháp năm 1946. Trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước cho tới trước đổi mới (1954 – 1986), khoa học Luật Hiến pháp của nước ta chịu ảnh hưởng toàn diện bởi quan điểm Mác – Lênin của khối các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô cũ. Kể từ sau đổi mới cho tới nay, khoa học Luật Hiến pháp của Việt Nam dù có bề dày còn khiêm tốn song càng ngày càng có nhiều sự hội nhập với khoa học Luật Hiến pháp hiện đại trên thế giới. Ngày càng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và truyền tải các thành tựu tinh hoa của kho tàng tri thức khoa học Luật Hiến pháp hiện đại để ứng dụng một cách phù hợp trong điều kiện của Việt Nam, ví dụ các khía cạnh cụ thể, chi tiết của Thuyết phân quyền, sự kiềm chế và đối trọng giữa các cơ quan nhà nước, tư tưởng bảo vệ quyền con người v.v.
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời