Mục lục
Tuyển tập đề thi môn Công tác pháp chế trong doanh nghiệp của chúng tôi được cập nhật mỗi học kỳ. Các bạn chú ý ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những đề thi mới nhất nhé!
- Đề thi môn Hợp đồng dân sự thông dụng
- Đề thi môn Kỹ năng thực hành pháp luật
- Đề thi môn Luật Tố tụng dân sự
- Đề thi môn Thi hành án dân sự
TỪ KHÓA: Công tác pháp chế, Đề thi Luật, Doanh nghiệp
1. Đề thi môn Công tác pháp chế trong Doanh nghiệp lớp Hình sự 36B

- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Lớp: Hình sự 36B
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Người làm công tác pháp chế hiện nay phải có trình độ đại học trở lên.
2 – Tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đều phải thành lập Phòng pháp chế.
3 – Các tổ chức hành nghề luật sư là các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng của Luật Thương mại.
4 – Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Lý thuyết
Trình bày và phân tích sự cần thiết của công tác pháp chế trong doanh nghiệp ./.
2. Đề thi môn Công tác pháp chế trong Doanh nghiệp lớp Hình sự 38B
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Lớp: Hình sự 38B
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
- GV ra đề: TS Phạm Trí Hùng
Nhận định
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Người làm công tác pháp chế chỉ là: công chức pháp chế được tuyển dụng vào các cơ quan quản lý nhà nước và nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp.
2 – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế cho các doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý.
3 – Một văn phòng luật sư phải có từ hai luật sư trở lên.
4 – Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
Lý thuyết
Nêu và phân tích các hình thức và nội dung của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp./.
3. Đề thi môn Công tác pháp chế trong Doanh nghiệp lớp Thương mại 38B
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Lớp: Thương mại 38B
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Lý thuyết
1 – Trình bày sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức pháp chế/chuyên viên pháp chế trong doanh nghiệp.
2 – Trình bày khái quát công việc thực tiễn của tổ chức pháp chế/ chuyên viên pháp chế trong hoạt động bên ngoài doanh nghiệp./.
4. Đề thi môn Công tác pháp chế trong Doanh nghiệp lớp Hình sự 39
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Lớp: Hình sự 39
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động.
2 – Tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đều phải thành lập Phòng pháp chế.
3 – Tất cả những người đang làm công tác pháp chế hiện nay đều phải có trình độ cử nhân luật trở lên.
4 – Đối tượng áp dụng của Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chỉ là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp.
5 – Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Lý thuyết
Phân tích và so sánh vị trí, chức năng của tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước./.
5. Đề thi môn Công tác pháp chế trong Doanh nghiệp lớp Dân sự 39
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Lớp: Dân sự 39
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Người làm công tác pháp chế là: công chức pháp chế được tuyển dụng vào các cơ quan quản lý nhà nước và nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp.
2 – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế cho các doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý.
3 – Một văn phòng luật sư phải có từ 02 luật sư trở lên.
4 – Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
5 – Người làm công tác pháp chế phải có trình độ đại học trở lên.
Lý thuyết
Phân tích nhiệm vụ của tổ chức pháp chế đối với hoạt động bên trong doanh nghiệp./.