Thỏa thuận góp vốn có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi chung là “Thỏa thuận góp vốn”), trong giới hạn của bài viết này, được hiểu là thỏa thuận giữa các tổ chức/cá nhân về việc đưa tài sản của mình thành vốn điều lệ của công ty, trong đó có ít nhất một bên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài. Đặt trong giới hạn này, thỏa thuận góp vốn còn có một số tên gọi khác như Hợp đồng liên doanh, Thỏa thuận cổ đông, Hợp đồng tiền thành lập công ty,… Thỏa thuận góp vốn được đề cập tại bài viết này không bao gồm thỏa thuận góp vốn giữa các bên Việt Nam và hợp đồng góp vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Bài viết dưới đây chia sẻ một số vấn đề pháp lý có liên quan đến thỏa thuận góp vốn.
Yếu tố nước ngoài
Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới
Bài viết phân tích và đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ, việc hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới theo cấp Tòa án tại Việt Nam. Trên cơ sở chỉ ra những vướng mắc, bất cập, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý hiện hành.
Chuyên mục: Hôn nhân gia đình
Thẩm quyền của Tòa án Trung Quốc đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài – Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam
Với sự tương đồng về thể chế chính trị và bối cảnh kinh tế, một số kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật Trung Quốc có thể được tham khảo cho quá trình hoàn thiện pháp luật hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là nguồn luật điều chỉnh về việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang triển khai thực thi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Chuyên mục: Dân sự/ Quốc tế/ Tư pháp quốc tế
Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài tại Tòa án theo Pháp luật Việt Nam và các nước
Việc giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường nói chung, tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài nói riêng tương đối phức tạp vì mức độ ảnh hưởng và phạm vi tác động của nó rất lớn. Bài viết tập trung nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam, trong tương quan so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu và một số quốc gia tiên tiến, điển hình như Hoa Kỳ và Trung Quốc, liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về môi trường có yếu tố nước ngoài dưới góc độ tư pháp quốc tế.
Chuyên mục: Môi trường
Phân loại quan hệ có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế
Phân loại quan hệ có yếu tố nước ngoài là một vấn đề mới trong khoa học tư pháp quốc tế ở Việt Nam. Đây là việc xác định bản chất pháp lý của một quan hệ xảy ra trong thực tế để xếp quan hệ trong đó vào phần phạm vi của một quy phạm xung đột thích hợp của pháp luật nước có tòa án đang giải quyết vụ việc. Bài viết bình luận những phương pháp phân loại quan hệ có yếu tố nước ngoài trên thế giới, nêu lên những ưu, nhược điểm của các phương pháp này. Đồng thời, bài viết đề xuất phương pháp phân loại phù hợp cho tư pháp quốc tế Việt Nam. Bài viết cũng phân tích một số quy phạm của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đưa ra những dự đoán về khả năng phân loại một số vấn đề pháp lý theo pháp luật Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Tư pháp quốc tế