Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc mới, tiến bộ của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải tuân thủ và thực hiện triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự và Quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát. Quá trình xét xử công khai tại phiên tòa nếu thấy không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì Kiểm sát viên phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không phạm tội.
Vụ án hình sự
Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội khi luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự – Thực tiễn và kiến nghị
Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc về bảo đảm quyền con người, hiểu một cách đơn giản nhất nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là: Một người sẽ không bị coi là có tội nếu họ không bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật. Đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cũng như luật sư tham gia phiên tòa phải luôn quán triệt và tuân thủ triệt để nguyên tắc này trên thực tiễn, nhằm tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư cho thấy còn nhiều hoạt động của luật sư bào chữa cho người bị buộc tội đã không được các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tôn trọng và bảo đảm, theo đó nguyên tắc suy đoán vô tội thực sự chưa được đảm bảo.
Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nguyên tắc suy đoán vô tôi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự, được thể hiện trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia. Suy đoán vô tội có ý nghĩa quan trọng vê mặt khoa học cũng như thực tiễn với vai trò là nền tảng và kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tiếp cận từ hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin do người làm chứng cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều vụ án hình sự, người làm chứng lại có thái độ thờ ơ, bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, xử lý tội phạm. Nguyên nhân của tình trạng trên không chỉ do chủ quan người làm chứng mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý và công tác bảo vệ người làm chứng hiện nay. Bài viết phân tích nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 về bảo vệ người làm chứng và người thân thích của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chỉ ra một số những bấp cập đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm sửa đổi một số quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả về bảo vệ người làm chứng, người thân thích của người làm chứng.
Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Kiểm sát viên (KSV) là một chủ thể quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về tranh tụng, một yêu cầu quan trọng là phải tăng cường vai trò của KSV tại phiên tòa xét xử. Bài viết đi sâu phân tích các hoạt động của KSV tại phiên tòa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của KSV tại phiên tòa.
Xét xử lưu động vụ án hình sự
Xét xử lưu động là hình thức xét xử công khai, nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa tội phạm. Nhìn từ góc độ lợi ích chung thì phiên tòa lưu động là cơ hội để trực tiếp chuyển tải các quy định của pháp luật đến với người dân; ngoài tác dụng phổ biến pháp luật còn có tác dụng cảnh báo, răn đe, giáo dục chung đối với mọi người. Xét xử lưu động có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Từ những hạn chế của xét xử lưu động, bài viết nêu lên một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về xét xử lưu động trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Một số vấn đề Kiểm sát viên lưu ý khi tham gia xét hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về Tội Giết người
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bàn về quan hệ phối hợp của Vụ 4 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an khi giải quyết vụ án trả lại hồ sơ điều tra bổ sung
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự