Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Tổ chức thương mại thế giới - WTO
Phân tích quy chế Amicus Curiae trong giải quyết tranh chấp WTO
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Nhìn lại hai dịp Việt Nam tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO với vai trò bên đi kiện – “hành” và “học”
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Vấn đề bảo vệ môi trường và Hiệp định TBT trong khuôn khổ WTO qua vụ tranh chấp Hoa Kỳ – cá ngừ II
Chuyên mục: Môi trường/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Vấn đề quản lý thực phẩm biến đổi gene qua vụ EC – công nghệ sinh học trong khuôn khổ WTO và những vấn đề có liên quan của Việt Nam
Thông qua nghiên cứu kết luận của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO trong vụ tranh chấp liên quan đến quản lý nhập khẩu thực phẩm biến đổi gene (GMO) của Cộng đồng chung Châu Âu (Vụ EC – Công nghệ sinh học), tác giả cho rằng sự giải thích quá chặt chẽ của WTO về điều 5.7 Hiệp định Kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) và những yêu cầu về mặt khoa học cứng nhắc của hiệp định này đã làm hạn chế chủ quyền trong việc được bảo vệ sức khỏe người dân của các Thành viên tổ chức này. Trên cơ sở kết luận trên, bài viết đánh giá một số khó khăn mà thành viên đang phát triển của WTO phải đối mặt liên quan đến việc thực thi Hiệp định SPS nói chung cũng như các vấn đề xoay quanh thực phẩm GMO nói riêng và liên hệ đến trường hợp của Việt Nam.
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam/ Môi trường/ Quốc tế
Tác động của các quy định WTO về các biện pháp kiểm dịch động – thực vật đối với các quốc gia đang phát triển
Các biện pháp kiểm dịch động – thực vật (SPS – Sanitary and Phytonatitary measures) đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp. Các biện pháp này được thực hiện để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng và để ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh, dịch bệnh ở động – thực vật. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được sử dụng như công cụ bảo hộ các sản phẩm trong nước nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận thị trường trong nước của các sản phẩm nhập khẩu. Hiệp định SPS của WTO đã được tạo ra để loại bỏ khả năng lạm dụng các biện pháp này nhằm mục đích bảo hộ. Bài viết đánh giá Hiệp định SPS từ quan điểm của các quốc gia đang phát triển, xác định các vấn đề cụ thể mà các quốc gia này đang trải qua nhằm mục đích đạt được những lợi ích từ Hiệp định SPS.
Chuyên mục: Môi trường/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Đi tìm điểm cân bằng giữa tuân thủ luật WTO và bảo đảm an toàn thực phẩm: Đáp án nào cho Việt Nam
Chính phủ Việt Nam phải đối diện nhiều khó khăn khi dung hòa giữa một bên là nghĩa vụ thực hiện các cam kết trong WTO và bên kia là trách nhiệm bảo đảm sức khỏe, cuộc sống của người dân thông qua việc quản lý chất lượng của thực phẩm nhập khẩu. Bài viết trình bày đôi nét về những quy tắc mà Việt Nam cần tuân thủ khi xây dựng, áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát độ an toàn của thực phẩm nhập khẩu và đánh giá mức tuân thủ của Việt Nam đối với luật của WTO, cũng như hiệu quả của việc kiểm soát độ an toàn của thực phẩm nhập khẩu.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Vai trò của các chủ thể tư trong các tranh chấp mà Việt Nam tham gia tại WTO và một số kiến nghị
Bài viết bàn về sự tham gia của các chủ thể tư trong các vụ tranh chấp mà Việt Nam tham gia tại WTO. Cụ thể, trong phần một, bài viết tập trung làm rõ thực trạng về sự đóng góp của nhóm chủ thể này trong ba vụ tranh chấp mà Chính phủ Việt Nam khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Tiếp đến, các tác giả đánh giá về những điểm tích cực mà các chủ thể tư đã mang lại và hạn chế vẫn còn tồn tại ở phần hai. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam về sự cần thiết phải tăng cường và thúc đẩy nhóm chủ thể tư tham gia vào việc hỗ trợ Chính phủ giải quyết các vụ kiện thương mại quốc tế nói chung và trong khuôn khổ của WTO nói riêng.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Thực thi nguyên tắc tiếp cận thị trường trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO
Bài viết nghiên cứu về nội dung của nguyên tắc tiếp cận thị trường – một trong những nguyên tắc cơ bản trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO (GATS), cũng như những yêu cầu cần quán triệt khi hiểu và vận dụng nguyên tắc này. Từ đó, tác giả nghiên cứu thực tế thực thi nguyên tắc này tại Việt Nam, phát hiện những quy định, thủ tục chưa phù hợp với nghĩa vụ thực thi nguyên tắc tiếp cận thị trường để đưa ra những phân tích, kiến nghị.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế