Những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu ban hành chính sách kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do những quan ngại liên quan đến an ninh quốc gia. Bài viết xem xét tổng quan tình hình ban hành chính sách này của một số quốc gia trên thế giới, với ví dụ cụ thể các trường hợp của Úc, Trung Quốc và Việt Nam, từ đó đưa ra một số so sánh bình luận, cũng như khuyến nghị cho việc thực thi Luật Đầu tư mới ban hành năm 2020 của Việt Nam liên quan đến quản lý nguồn vốn FDI và bảo vệ an ninh quốc gia.
Tiếp nhận đầu tư
Một số vấn đề về quyền ban hành quy định bảo vệ môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư
Bên cạnh các cam kết về bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài, ngoại lệ về lợi ích công cộng như bảo vệ môi trường trong các hiệp định đầu tư quốc tế cho phép nhà nước truất hữu gián tiếp tài sản của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách ban hành các quy định pháp luật hoặc biện pháp hành chính với mục đích bảo vệ môi trường mà không cần phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho các đối tượng này. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc giải thích quyền này, từ đó gây ra sự không thống nhất, khó dự đoán và khó đảm bảo việc cân bằng lợi ích giữa nhà nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết này đề xuất cách giải quyết vấn đề trên dựa trên cơ sở phân tích hai nội dung chính: (1) bản chất của các biện pháp có thể bị kiện là truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và (2) các nguyên tắc mà nhà nước tiếp nhận đầu tư cần phải tuân thủ để cân bằng mục tiêu lợi ích công cộng và lợi ích của nhà đầu tư.
Chuyên mục: Đầu tư/ Đầu tư quốc tế/ Môi trường/ Quốc tế
Đánh giá các quy định về bảo vệ môi trường trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) – Lưu ý cho Việt Nam với tư cách quốc gia tiếp nhận đầu tư
Việc quy định vấn đề bảo vệ môi trường trong những hiệp định tự do thương mại (FTA), đặc biệt là từ năm 2010 trở đi, xuất phát từ sự thất bại của đàm phán đa phương về vấn đề này trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bài viết nghiên cứu cách tiếp cận của các quy định bảo vệ môi trường trong một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới tiêu biểu – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thông qua việc phân loại các quy định bảo vệ môi trường dựa trên bản chất của chúng và từ đó đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam với tư cách là thành viên ký kết và là quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Vấn đề quy trách nhiệm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đầu tư quốc tế
Bài viết phân tích cơ sở của việc quy trách nhiệm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế. Theo luật quốc tế, việc quy trách nhiệm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư không chỉ căn cứ vào những hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước ở trung ương mà còn là hành vi của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương; không chỉ là hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước mà còn là hành vi vi phạm của các viên chức cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức trách của mình đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều hiệp định đầu tư quốc tế, việc nhận thức đúng đắn cơ sở của vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế sẽ góp phần hạn chế và giảm thiểu nguy cơ nhà nước Việt Nam bị nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện.
Chuyên mục: Quốc tế/ Đầu tư/ Đầu tư quốc tế