Trải qua hàng nghìn năm phát triển của lịch sử, đến nay luật pháp ở hầu hết các nước đều quy định về sự tham gia của người dân vào hoạt động xét xử đối với các vụ án hình sự. Tùy theo quan điểm, điều kiện và mô hình tổ chức ở mỗi nước mà vai trò đại diện của người dân trong hoạt động tố tụng hình sự được gọi là bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên với việc tổ chức, hoạt động có được thể hiện khác nhau. Bài viết giới thiệu về những nét cơ bản về điều kiện, vai trò, hoạt động đại diện nhân dân trong tố tụng hình sự ở các nước hiện nay trên thế giới.
Thẩm phán
Kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ của Thẩm phán trong xây dựng hồ sơ vụ án dân sự
Khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) quy định các biện pháp thẩm phán có quyền áp dụng trong giải quyết vụ án dân sự, trong đó có biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ. Điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xem xét thẩm định tại chỗ được quy định cụ thể tại Điều 101 BLTTDS. Khi thực hiện kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ thẩm phán phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mới đảm bảo được tính khách quan, hợp pháp của chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự.
Sử dụng án lệ trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Sự ra đời của án lệ đã tác động tích cực đến hoạt động giải quyết vụ án và việc sử dụng án lệ trong đào tạo luật nói chung, đào tạo nghề luật nói riêng, đã được đặc biệt quan tâm. Dù còn những quan điểm khác nhau song việc sử dụng án lệ trong đào tạo các chức danh tư pháp đặc biệt là đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã đươc khẳng định và coi là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng án lệ trong đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Học viện Tư pháp.
Đổi mới việc tổ chức triển khai đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Kỹ năng mềm là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong cuộc sống. Những kỹ năng này tuy không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật trực tiếp để xử lý công việc nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để có thể thành công trong nghề nghiệp, nhất là các nghề nghiệp đòi hỏi sự giao tiếp, tương tác trực tiếp với con người như nghề nghiệp của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho học viên trong chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và đưa ra những định hướng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh hành chính chuyên môn trong Tòa án
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao vị thế của đội ngũ thẩm phán trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Bàn về quy định quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 phân định chưa hợp lý quyền hạn tố tụng giữa chủ thể chánh án và thẩm phán. Hoạt động tố tụng của Thẩm phán không thực sự được độc lập do phải phụ thuộc vào quyền hạn tố tụng và quyền hạn quản lý hành chính của Chánh án. Thẩm phán có vai trò trung tâm trong hoạt động xét xử, thế nhưng có rất ít quyền hạn. Cũng như quyền quản lý hành chính và quyền hạn tố tụng hình sự có sự đan xen khó phân biệt. Sự mất cân đối trong việc phân định quyền hạn trong hoạt động tố tụng hình sự của Thẩm phán là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả xét xử chưa cao trong những năm qua. Chủ trương và định hướng cải cách tư pháp đã yêu cầu phải xác định lại thẩm quyền trong hoạt động tố tụng đối với người tiến hành tố tụng. Tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến quyền hạn của thẩm phán theo hướng khắc phục thực trạng nêu trên, như tăng quyền hạn của thẩm phán, tách quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm ra khỏi quyền hạn tố tụng…
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự