• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 07/2018

MỤC LỤC: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 07/2018

LUẬT THUẾ

Nhận diện thuế tài sản và khuynh hướng xây dựng thuế tài sản ở Việt Nam

Tác giả: Phan Thị Thành Dương - Trang: 03-09

Đánh giá tác động của Dự thảo Luật Thuế tài sản đối với thị trường bất động sản

Tác giả: Trần Minh Hiệp - Trang: 10-16

Những thành tố pháp lý bảo đảm tính hiệu quả của Luật Thuế tài sản

Tác giả: Trương Thị Tuyết Minh - Trang: 17-23

Khía cạnh pháp lý trong việc xây dựng nội dung quy định đối tượng chịu thuế tài sản

Tác giả: Lê Thị Ngân Hà - Trang: 24-32

Pháp luật thuế tài sản của Pháp – từ thực tiễn áp dụng đến kinh nghiệm cho Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thị Thúy - Trang: 33-39

LUẬT HÀNH CHÍNH

Một số giải pháp về hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức

Tác giả: Nguyễn Cảnh Hợp - Mai Thị Lâm - Trang: 40-44

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính

Tác giả: Nguyễn Nhật Khanh - Trang: 45-52

LUẬT BẢO HIỂM

Một số vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn về bảo hiểm nhân thọ

Tác giả: Đỗ Văn Đại - Trang: 53-62

LUẬT QUỐC TẾ

Argentina in investment disputes under ICSID: case studies on the chances of financial policy and its implementation

Tác giả: Lê Thị Ánh Nguyệt - Vũ Như Thăng - Trang: 63-70

Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường

Tác giả: Trần Thăng Long - Trang: 71-80

Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường

01/05/2020 22/05/2021 TS. Trần Thăng Long

Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường

Bài viết phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường tại vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tài phán đối với hai lĩnh vực nói trên và việc thực thi quyền tài phán, bao gồm quyền kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam, quyền truy đuổi đối với các tàu thuyền vi phạm của lực lượng tuần tra kiểm soát trên biển và các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường biển.

Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế 
Từ khóa: Quyền tài phán/ Quốc gia ven biển/ Vùng đặc quyền kinh tế/ Công ước Luật Biển 1982/ Đánh bắt hải sản/ Bảo vệ môi trường

Case studies on the chances of financial policy and its implementation

01/05/2020 22/05/2021 ThS. Lê Thị Ánh Nguyệt & ThS. Vũ Như Thăng

Argentina in investment disputes under ICSID - case studies on the chances of financial policy and its implementation.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa tài sản và không bị phân biệt đối xử, Argentina đã đưa ra nhiều cam kết ưu đãi về chuyển đổi ngoại tệ và ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính những năm 2000, Argentina không thể giữ vững lời hứa. Thay vào đó, Argentina thay đổi chính sách điều chỉnh thuế và thả nổi tỷ giá hối đoái. Việc thay đổi chính sách đầu tư này, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, đã làm ảnh hưởng đến lợi ích và sự kỳ vọng hợp pháp của hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài tại Argentina. Do đó, hàng loạt các vụ kiện đầu tư quốc tế đã được đệ trình lên ICSID. Kết quả là rất nhiều hội đồng trọng tài kết luận Argentina bồi thường hàng tỷ đô la cho nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, Argentina đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để trì hoãn không thi hành phán quyết của trọng tài ICSID nhiều năm liền. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi phân tích những chính sách đầu tư tài chính mà Argentina đã thay đổi, những lập luận mà Argentina đã sử dụng để biện minh cho sự vi phạm của mình và đồng thời phân tích tính hợp pháp trong các yêu cầu mà Argentina yêu cầu nhà đầu tư thực hiện để phán quyết của hội đồng trọng tài ICSID đã ban hành.

Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Đầu tư quốc tế

Một số vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn về bảo hiểm nhân thọ

01/05/2020 22/05/2021 PGS.TS. Đỗ Văn Đại Leave a Comment

Một số vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn về bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang trong quá trình phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy loại hợp đồng này đã làm phát sinh một số vấn đề pháp lý mà văn bản chưa thực sự rõ ràng. Bài viết cho thấy những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn cũng như hướng xử lý các vấn đề này xoay quanh việc xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Chuyên mục: Thương mại/ Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm 
Từ khóa: Bảo hiểm nhân thọ/

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính

01/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Nhật Khanh Leave a Comment

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trong số các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là một biện pháp đặc biệt. Bài viết phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khắc phục hậu quả này, chỉ ra một số bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam
Từ khóa: Biện pháp khắc phục hậu quả/ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp

Một số giải pháp về hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức

01/05/2020 22/05/2021 PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp & ThS Mai Thị Lâm Leave a Comment

Một số giải pháp về hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sử dụng công chức. Căn cứ pháp lý của các quy trình này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật từ luật, nghị định, thông tư đến quyết định của rất nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm được tiến hành bởi người có thẩm quyền gặp nhiều bất cập. Bài viết phân tích những hạn chế của pháp luật, thực hiện pháp luật và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức.

Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam
Từ khóa: Bổ nhiệm/ Bổ nhiệm lại/ Từ chức/ Miễn nhiệm/ Công chức

Pháp luật thuế tài sản của Pháp – Từ thực tiễn áp dụng đến kinh nghiệm cho Việt Nam

01/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Thúy

Pháp luật thuế tài sản của Pháp – Từ thực tiễn áp dụng đến kinh nghiệm cho Việt Nam

Một trong những nội dung của dự thảo Luật Thuế tài sản tạo ra nhiều tranh luận cũng như thu hút nhiều quan điểm khác nhau chính là những quy định liên quan đến cơ sở tính thuế tài sản, đối tượng chịu thuế tài sản cũng như những tác động của thuế tài sản đối với xã hội và nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, pháp luật thuế tài sản đã tồn tại lâu đời tại Pháp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những kinh nghiệm áp dụng luật thuế tài sản của Pháp sẽ giúp chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề đang được tranh luận và đồng thời rút ra những bài học hữu ích để xây dựng và áp dụng một cách có hiệu quả luật thuế tài sản tại Việt Nam.

Chuyên mục: Luật Thuế 
Từ khóa: Thuế tài sản/ Pháp luật Pháp

Khía cạnh pháp lý trong việc xây dựng nội dung quy định đối tượng chịu thuế tài sản

01/05/2020 22/05/2021 TS. Lê Thị Ngân Hà

Khía cạnh pháp lý trong việc xây dựng nội dung quy định đối tượng chịu thuế tài sản

Để tăng thu cho ngân sách nhà nước, ngày 13/04/2018 Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Luật Thuế tài sản. Tuy nhiên, dự thảo đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân bởi các e ngại về gánh nặng thuế. Họ cũng đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về đối tượng chịu thuế tài sản. Bài viết tập trung phân tích các vấn đề sau: i) cơ sở lý luận khi xác định đối tượng chịu thuế của Luật Thuế tài sản, ii) yêu cầu đặt ra khi xây dựng đối tượng chịu thuế, iii) nội dung cụ thể của đối tượng chịu thuế.

Chuyên mục: Luật Thuế 
Từ khóa: Khía cạnh pháp lý/ Đối tượng chịu thuế/ Thuế tài sản

Những thành tố pháp lý bảo đảm tính hiệu quả của Luật Thuế tài sản

01/05/2020 22/05/2021 ThS. Trương Thị Tuyết Minh

Những thành tố pháp lý bảo đảm tính hiệu quả của luật thuế tài sản

Một câu hỏi được đặt ra cho việc xây dựng và ban hành Luật Thuế tài sản là: nếu hành vi tác động đến tài sản hay những thu nhập được tạo ra từ tài sản đã được điều tiết ở các sắc thuế khác thì việc xây dựng Luật Thuế tài sản nên như thế nào để không bị trùng lặp với các quy định trước đó, dành được sự đồng thuận của người nộp thuế? Xác định các thành tố pháp lý căn bản của Luật Thuế tài sản là chìa khóa để giải mã câu hỏi này. Những tài sản nào là đối tượng chịu thuế, điều kiện chịu thuế như thế nào, mức độ chịu thuế trong tương quan với đặc tính của tài sản ra sao, căn cứ để tính thuế, đó là những thành tố có ý nghĩa quyết định sự hình thành và tuổi thọ của Luật Thuế tài sản.

Chuyên mục: Luật Thuế 
Từ khóa: Thuế tài sản

Đánh giá tác động của Dự thảo Luật Thuế tài sản đối với thị trường bất động sản

01/05/2020 22/05/2021 ThS. Trần Minh Hiệp

Đánh giá tác động của dự thảo luật thuế tài sản đối với thị trường bất động sản

Một trong những mục tiêu cơ bản của Luật Thuế tài sản là nhằm ổn định thị trường bất động sản, hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất. Căn cứ vào các quy định Dự thảo Luật Thuế tài sản, tác giả đánh giá khả năng, mức độ tác động của các quy định này đối với thị trường bất động sản. Liệu rằng sự tác động đó có theo hướng tích cực mà mục tiêu ban hành thuế tài sản đặt ra hay không? Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu ổn định thị trường bất động sản, hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất.

Chuyên mục: Luật Thuế 
Từ khóa: Dự thảo Luật Thuế tài sản/ Thuế tài sản/ Thị trường bất động sản/ Bất động sản

Nhận diện thuế tài sản và khuynh hướng xây dựng thuế tài sản ở Việt Nam

01/05/2020 22/05/2021 TS. Phan Thị Thành Dương

Nhận diện thuế tài sản và khuynh hướng xây dựng thuế tài sản ở Việt Nam

Dự thảo Luật Thuế tài sản được Bộ Tài chính công bố ngày 13/04/2018 đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận và giữa các nhà khoa học. Dự thảo này được xây dựng trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước, trong đó có các khoản thu liên quan đến đất đai theo tinh thần của Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 2174/QĐ-TTg ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2013 – 2020. Bài viết bàn về việc định danh thuế tài sản, xem xét những điểm tương đồng và khác biệt giữa thuế tài sản và thuế đánh vào các loại tài sản cụ thể (tạm gọi là thuế bất động sản), từ đó phân tích, dự báo khuynh hướng xây dựng Luật Thuế tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chuyên mục: Luật Thuế 
Từ khóa: Thuế tài sản

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng