• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 05/2018

MỤC LỤC: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 05/2018

LUẬT HIẾN PHÁP

Chất lượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Tác giả: Nguyễn Văn Quân - Trang: 03-09

Vai trò của cơ quan quản lý bầu cử trong nhà nước pháp quyền

Tác giả: Trần Thị Thu Hà - Trang: 10-16

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay – Bài học từ nghiên cứu lịch sử và so sánh kinh nghiệm một số quốc gia châu Âu

Tác giả: Đào Bảo Ngọc - Trang: 17-24

LUẬT DÂN SỰ

Sự cần thiết ghi nhận quyền động vật và phác thảo luật bảo vệ quyền động vật tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hà Huy Phát - Đặng Nguyễn Nhật Minh - Trang: 25-31

Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Tấn Hoàng Hải - Trang: 32-37

LUẬT TỔ TỤNG DÂN SỰ, LUẬT DÂN SỰ

Quyền sửa án của hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam - Kinh nghiệm từ một số quốc gia

Tác giả: Đinh Bá Trung - Huỳnh Quang Thuận - Trang: 38-44

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chế định mặc cả nhận tội theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam

Tác giả: Lê Huỳnh Tấn Duy - Trang: 45-53

LUẬT QUỐC TẾ

Áp dụng nguyên tắc phòng ngừa nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thảo - Trang: 54-58

Mua bán quyền phát thải khí nhà kính – Các khía cạnh pháp lý và thực tiễn triển khai

Tác giả: Hồ Thúy Ngọc - Trang: 59-65

Khái niệm công bằng trong nguyên tắc công bằng, hợp lý khi sử dụng tài nguyên xuyên quốc gia

Tác giả: Lê Minh Nhựt - Trang: 66-73

BÌNH LUẬN ÁN LỆ

Bình luận bản án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Tác giả: Nguyễn Phương Thảo - Trang: 74-80

Bình luận bản án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Phương Thảo Leave a Comment

Bình luận bản án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang diễn ra phổ biến, mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định tương đối chặt chẽ. Bài viết bình luận bản án về hành vi xâm phạm quyền tác giả với điểm đặc biệt là các bộ phận trong tác phẩm được bảo hộ có nguồn gốc từ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Những vấn đề bình luận chính bao gồm: loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, căn cứ xác lập quyền và xác định hành vi xâm phạm.

Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 
Từ khóa: Bình luận bản án/ Quyền tác giả

Khái niệm công bằng trong nguyên tắc công bằng, hợp lý khi sử dụng tài nguyên xuyên quốc gia

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Lê Minh Nhựt

https://iluatsu.com/wp-content/uploads/2020/05/khai-niem-cong-bang-trong-nguyen-tac-cong-bang-hop-ly-750x429-2021.png

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến môi trường xuyên biên giới, điển hình là việc sử dụng chung nguồn nước sông Mekong, ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ phía Bắc do Trung Quốc xả thải, ô nhiễm khói mù xuyên biên giới từ phía Nam do cháy rừng từ Indonesia. Tuy nhiên, những cơ sở để bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Vì vậy, bài viết sẽ phân tích khái niệm công bằng trong nguyên tắc công bằng, hợp lý khi sử dụng nguồn tài nguyên xuyên quốc gia, chứng minh nguyên tắc trên như một nguồn tập quán khi các quốc gia liên quan chưa ký kết các điều ước quốc tế, để từ đó đưa ra các kiến nghị tương ứng.

Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Từ khóa: Nguyên tắc công bằng hợp lý/ Tài nguyên/ Tài nguyên xuyên quốc gia

Mua bán quyền phát thải khí nhà kính – các khía cạnh pháp lý và thực tiễn triển khai

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Hồ Thúy Ngọc

Mua bán quyền phát thải khí nhà kính – các khía cạnh pháp lý và thực tiễn triển khai

Mua bán quyền phát thải khí nhà kính được nhiều quốc gia xem là một trong các giải pháp góp phần phát triển bền vững. Tuy nhiên, xét về bản chất, đây là hoạt động giúp các quốc gia thực hiện đúng cam kết quốc tế nhưng không giảm khí thải trong thực tế. Liệu đây có nên là sự lựa chọn của Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững nền kinh tế hay không? Bài viết sẽ phân tích các khía cạnh pháp lý và thực tiễn của hoạt động này.

Chuyên mục: Môi trường/ Quốc tế/ Công pháp quốc tế 
Từ khóa: Quyền phát thải/ Khí nhà kính

Áp dụng nguyên tắc phòng ngừa nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai trong bối cảnh tự do hóa thương mại

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Áp dụng nguyên tắc phòng ngừa nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Bài viết xem xét nguyên tắc phòng ngừa theo quy định của luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đối với kiểm soát sinh vật ngoại lai trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài viết, tập trung phân tích 3 vấn đề: (i) vai trò của nguyên tắc phòng ngừa trong kiểm soát sinh vật ngoại lai; (ii) áp dụng nguyên tắc phòng ngừa theo quy định WTO nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai; (iii) thực trạng và kiến nghị giải pháp áp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong kiểm soát sinh vật ngoại lai tại Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại.

Chuyên mục: Công pháp quốc tế/ Quốc tế 
Từ khóa: Nguyên tắc phòng ngừa/ Kiểm soát nhập khẩu/ Sinh vật ngoại lai/ Tự do hóa thương mại/ 

Chế định mặc cả nhận tội theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam

02/05/2020 22/05/2021 TS. Lê Huỳnh Tấn Duy Leave a Comment

Chế định mặc cả nhận tội theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam

Mặc cả nhận tội là một chế định đặc trưng trong pháp luật tố tụng hình sự các nước theo hệ thống án lệ nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Thủ tục này đã giúp giải quyết một tỷ lệ rất lớn các vụ án hình sự tại Hoa Kỳ, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống tư pháp hình sự. Ngày nay, ngay cả những nước theo hệ thống pháp luật lục địa cũng đã tiếp thu và xây dựng chế định mặc cả nhận tội trong pháp luật quốc gia dưới những hình thức khác nhau. Bài viết tập trung trình bày, phân tích những vấn đề xoay quanh chế định mặc cả nhận tội theo pháp luật Hoa Kỳ như: nguồn gốc ra đời, khái niệm, đặc điểm; hình thức và thủ tục; các yêu cầu để một thỏa thuận nhận tội được chấp nhận; ưu và nhược điểm. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Mặc cả nhận tội/ Pháp luật Hoa Kỳ

Quyền sửa án của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam – Kinh nghiệm từ một số quốc gia

02/05/2020 22/05/2021 TS. Đinh Bá Trung & ThS. Huỳnh Quang Thuận Leave a Comment

Quyền sửa án của hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong TTDS Việt Nam - Kinh nghiệm từ một số quốc gia.

Quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm là một trong những bổ sung hết sức quan trọng của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thông qua bài viết này, tác giả sẽ trình bày các quan điểm trái chiều xoay quanh việc cho phép Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm được quyền sửa án, tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra quan điểm cá nhân đối với vấn đề này.

Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự 
Từ khóa: Quyền sửa án/ Hội đồng xét xử/ Giám đốc thẩm

Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Hoa Kỳ – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải Leave a Comment

Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trước khi xác định mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu, nguyên đơn phải cung cấp bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là có cơ sở và phù hợp với số tiền bồi thường mà nguyên đơn yêu cầu được hưởng. Bởi lẽ, tổn thất về tinh thần có thể là một trong những vấn đề khó khăn nhất để chứng minh vì chủ yếu là liên quan đến tâm lý. Cách hiệu quả nhất để chứng minh tổn thất về tinh thần của người bị xâm phạm là xem xét các biểu hiện của nó. Khi nộp đơn khởi kiện, lời khai về những biểu hiện này sẽ được xem xét như thế nào theo pháp luật Hoa Kỳ? Sau khi trả lời câu hỏi này, tác giả đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam khi giải quyết vấn đề này.

Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam 
Từ khóa: Tổn thất về tinh thần/ Tài sản/ Pháp luật Hoa Kỳ

Sự cần thiết ghi nhận quyền động vật và phác thảo luật bảo vệ quyền động vật tại Việt Nam

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Lê Hà Huy Phát & ThS. Đặng Nguyễn Nhật Minh Leave a Comment

Sự cần thiết ghi nhận quyền động vật và phác thảo luật bảo vệ quyền động vật tại Việt Nam

Ở Việt Nam, quyền động vật chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, pháp luật về quyền động vật ở các quốc gia trên thế giới đang ngày càng hoàn thiện. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày hai vấn đề: sự cần thiết ghi nhận và thiết lập công cụ pháp lý bảo vệ quyền động vật ở Việt Nam; phác thảo một số nội dung cơ bản của Luật về Động vật ở Việt Nam.

Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam/ Môi trường 
Từ khóa: Quyền động vật

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay – Bài học từ nghiên cứu lịch sử và so sánh kinh nghiệm một số quốc gia Châu Âu

02/05/2020 22/05/2021 Đào Bảo Ngọc Leave a Comment

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay – Bài học từ nghiên cứu lịch sử và so sánh kinh nghiệm một số quốc gia Châu Âu

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời đến nay, trong suốt các thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi trọng vấn đề quản lý địa phương, tổ chức chính quyền địa phương. Nhiều chính sách, chủ trương, biện pháp cải tổ hành chính địa phương đã từng được áp dụng, thể nghiệm, hoặc ngược lại, được bãi bỏ, điều chỉnh lại nhằm hướng tới một phương thức quản lý thích ứng và được coi là có hiệu quả trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Trở thành những mô hình chung cho thế giới, hệ thống quản trị địa phương ở các nước Anh, Pháp và Đức đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, được đặt trên nền tảng những quan điểm, học thuyết, được xác lập và thừa nhận rộng rãi; đã trải qua những cuộc cải cách lớn trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, trong điều kiện chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa và truyền thống dân tộc khác nhau. Tìm hiểu kỹ lưỡng và có hệ thống những đặc điểm của các mô hình đó là thực sự bổ ích và cần thiết cho công cuộc cải cách quản trị địa phương ở nước ta hiện nay.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Chính quyền địa phương/ Châu Âu

Vai trò của cơ quan quản lý bầu cử trong nhà nước pháp quyền

02/05/2020 21/05/2021 ThS. Trần Thị Thu Hà

Vai trò của cơ quan quản lý bầu cử (Hội đồng bầu cử quốc gia) trong nhà nước pháp quyền.

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một yêu cầu tất yếu, khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bởi nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại. Trong đó, có thể khẳng định, bầu cử là một trong những điều kiện và động lực tiên quyết để xây dựng nhà nước pháp quyền. Mặt khác, bầu cử còn là phương thức thể hiện quyền của nhân dân, là biểu hiện quan trọng của nền dân chủ. Vì lẽ đó, trách nhiệm tổ chức một cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, kết quả bầu cử công bằng, minh bạch phụ thuộc rất lớn vào năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử. Bài viết nghiên cứu về các vai trò nổi bật của cơ quan quản lý bầu cử trong nhà nước pháp quyền hiện nay.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Cơ quan quản lý bầu cử/ Hội đồng bầu cử quốc gia/ Nhà nước pháp quyền

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • »

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng