• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 04/2018

MỤC LỤC: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 04/2018

LUẬT HIẾN PHÁP

Vị trí và tính chất pháp lý của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo Hiến pháp năm 2013 và các văn bản có liên quan

Tác giả: Lê Thị Hồng Nhung - Trang 03-09

Mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam

Tác giả: Phạm Thị Phương Thảo - Trang 10-17

LUẬT HÀNH CHÍNH

Pháp luật và đạo đức xã hội

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Mai - Trang 18-24

LUẬT KINH TẾ, LUẬT MÔI TRƯỜNG

Mối quan hệ nhân quả và vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trang 25-34

Tác động của việc xây dựng thủy điện trên sông Mekong đến an ninh môi trường của Việt Nam - Một số vấn đề pháp lý đặt ra

Tác giả: Võ Trung Tín - Ngô Gia Hoàng - Trang 35-46

LUẬT HÌNH SỰ

Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trên nền tảng của nguyên tắc suy đoán vô tội

Tác giả: Hoàng Thị Tuệ Phương - Trang 47-54

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Những thay đổi quan trọng trong quy định pháp luật của Liên minh châu Âu về nhãn hiệu

Tác giả: Nguyễn Hồ Bích Hằng - Trang 55-59

LUẬT QUỐC TẾ

Quan điểm của Tòa án Công lý châu Âu ngày 16/5/2017 về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Singapore: Nội dung chính và các tác động

Tác giả: Ngô Quốc Chiến - Trang 60-65

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm hàng hải theo quy định của pháp luật Anh

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trần Ngọc Hà - Trang 66-73

ĐÀO TẠO LUẬT

Phương pháp học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành pháp lý cho sinh viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả: Lê Hà Huy Phát - Võ Thị Cẩm Giang - Trang 74-80

Phương pháp học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành pháp lý cho sinh viên Đại học Luật TP.HCM

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Lê Hà Huy Phát & ThS. Võ Thị Cẩm Giang Leave a Comment

Phương pháp học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành pháp lý cho sinh viên Đại học Luật TP.HCM

Việc học tập, nghiên cứu tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành phải đáp ứng các mục đích cụ thể về kiến thức cũng như kỹ năng. Để đạt được các mục đích này, người dạy và sinh viên cần có những chuẩn bị và hành động cụ thể. Bài viết phân tích thực trạng cũng như đề xuất liên quan đến phương pháp học hiệu quả, lộ trình bài bản và tài liệu hữu ích cho việc học tiếng Anh phổ thông nói chung và tiếng Anh chuyên ngành pháp lý nói riêng cho sinh viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên mục: Học luật 
Từ khóa: Tiếng anh pháp lý/ Phương pháp giảng dạy/ Phương pháp học tập

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm hàng hải theo quy định của Pháp luật Anh

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc & ThS. Trần Ngọc Hà

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm hàng hải theo quy định của Pháp luật Anh

“Trung thực tuyệt đối” là nguyên tắc nền tảng của pháp luật bảo hiểm hàng hải nước Anh. Nội dung cốt lõi của nguyên tắc này quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải, đặc biệt là nghĩa vụ của bên được bảo hiểm vì hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng mang tính chất suy đoán được xác lập chủ yếu dựa vào việc đánh giá các thông tin mà bên được bảo hiểm cung cấp.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối/ Bảo hiểm hàng hải/ Pháp luật Anh

Quan điểm của Tòa án công lý Châu Âu ngày 16/5/2017 về Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh Châu Âu và Singapore: Nội dung chính và các tác động

02/05/2020 22/05/2021 TS. Ngô Quốc Chiến

Quan điểm của Tòa án công lý Châu Âu ngày 16/5/2017 về Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh Châu Âu và Singapore: Nội dung chính và các tác động

Bài viết phân tích nội dung quan điểm của Tòa án Công lý châu Âu ngày 16/5/2017 về thẩm quyền riêng biệt của Liên minh châu Âu (EU), thẩm quyền chung của EU và các quốc gia thành viên, cũng như thẩm quyền riêng biệt của các quốc gia thành viên EU trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Singapore (EUSFTA). Bài viết đánh giá các tác động của quan điểm này đối với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà EU đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong nhưng chưa thông qua, như Hiệp định với Canada (CETA) và với Việt Nam (EVFTA), cũng như các tác động đối với chính sách thương mại của EU trong thời gian tới.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Tòa án/ Tòa án công lý/ Hiệp định thương mại tự do – FTA/ Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh Châu Âu và Singapore – EUSFTA/ Châu Âu/ Singapore

Những thay đổi quan trọng trong quy định pháp luật của liên minh Châu Âu về nhãn hiệu

02/05/2020 22/05/2021 TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng Leave a Comment

Những thay đổi quan trọng trong quy định pháp luật của liên minh Châu Âu về nhãn hiệu

Các thay đổi gần đây trong những quy định về nhãn hiệu của Liên minh châu Âu đã có hiệu lực. Bài viết này nhằm giới thiệu và phân tích những thay đổi trong quy định của pháp luật Liên minh châu Âu về các loại nhãn hiệu phi truyền thống mới được ghi nhận như nhãn hiệu đa phương tiện, nhãn hiệu hình ảnh động, nhãn hiệu ảnh ba chiều. Ngoài ra, bài viết này cũng phân tích các quy định về nhãn hiệu chứng nhận lần đầu tiên được ghi nhận ở cấp độ châu Âu.

Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 
Từ khóa: Nhãn hiệu/ Liên minh Châu Âu – EU

Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam trên nền tảng của nguyên tắc suy đoán vô tội

02/05/2020 22/05/2021 TS. Hoàng Thị Tuệ Phương Leave a Comment

Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam trên nền tảng của nguyên tắc suy đoán vô tội

Bài viết chỉ ra những vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn xoay quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiến pháp năm 2013 chính thức ghi nhận suy đoán vô tội là một nguyên tắc. Dựa trên những phân tích này, bài viết đưa ra những đề xuất cho sự thay đổi đối với các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung 
Từ khóa: Miễn trách nhiệm hình sự/ Nguyên tắc/ Suy đoán vô tội/

Tác động của việc xây dựng thủy điện trên sông Mekong đến an ninh môi trường của Việt Nam – Một số vấn đề pháp lý đặt ra

02/05/2020 22/05/2021 TS. Võ Trung Tín & ThS. Ngô Gia Hoàng Leave a Comment

Tác động của việc xây dựng thủy điện trên sông Mekong đến an ninh môi trường của Việt Nam - Một số vấn đề pháp lý đặt ra

Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong đã gây ra những hệ quả tiêu cực về môi trường, đặc biệt là đối với các nước vùng hạ lưu, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích khung pháp lý cho vấn đề kiểm soát việc khai thác nguồn nước sông Mekong như Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, vai trò của Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) và Thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận.

Chuyên mục: Môi trường 
Từ khóa: Thủy điện/ An ninh môi trường

Mối quan hệ nhân quả và vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Leave a Comment

Mối quan hệ nhân quả và vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế – một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại – từ góc độ là một phương pháp giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại. Theo đó, bài viết phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về mối quan hệ nhân quả đặt trong bối cảnh nghiên cứu sự phát triển của các học thuyết pháp lý chủ yếu về vấn đề này, nhằm làm rõ các vấn đề pháp lý sau: (i) cách thức xác định mối quan hệ nhân quả, (ii) các điều kiện dẫn đến phá vỡ hoặc làm gián đoạn chuỗi hành vi thiết lập nên mối quan hệ nhân quả; và (iii) việc giới hạn thiệt hại từ hành vi bù trừ lợi ích xét từ góc độ mối quan hệ nhân quả. Đồng thời quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods – CISG) về bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm cũng được nghiên cứu nhằm cung cấp một góc nhìn khác về cách thức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là cơ sở có tính chất tham khảo cho việc giải thích và hoàn thiện quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về cùng vấn đề.

Chuyên mục: Thương mại/ Luật Thương mại Việt Nam
Từ khóa: Mối quan hệ/ Bồi thường thiệt hại

Pháp luật và đạo đức xã hội

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai Leave a Comment

Mối quan hệ, so sánh và phân biệt: Pháp luật và đạo đức xã hội

Để tạo ra sự ổn định, trật tự giữa các thành viên riêng rẽ trong xã hội theo những mục tiêu nhất định, con người đã biết sử dụng rất nhiều các công cụ điều chỉnh khác nhau, trong đó quan trọng nhất là pháp luật và đạo đức xã hội. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hai hiện tượng này, chỉ ra những điểm tương đồng, sự khác biệt cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật và đạo đức xã hội.

Chuyên mục: Hành chính/ Kiến thức chung/ Luật Hành chính Việt Nam/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật 
Từ khóa: Pháp luật/ Đạo đức/ Đạo đức xã hội

Mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam

02/05/2020 22/05/2021 ThS. Phạm Thị Phương Thảo Leave a Comment

Mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam

Quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia và cơ quan hành pháp không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa hai chế định độc lập và quan trọng trong bộ máy nhà nước mà còn phản ánh vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong hoạt động của cơ quan hành pháp, đặc biệt là vai trò của nguyên thủ quốc gia trong việc giám sát và kiểm soát quyền lực của cơ quan quyền hành pháp. Ở nước ta, mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia và cơ quan hành pháp được ghi nhận cụ thể trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Từ khóa: Mối quan hệ/ Nguyên thủ quốc gia/ Cơ quan hành pháp

Vị trí và tính chất pháp lý của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo Hiến pháp năm 2013 và các văn bản có liên quan

02/05/2020 22/05/2021 Lê Thị Hồng Nhung Leave a Comment

Vị trí và tính chất pháp lý của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo Hiến pháp năm 2013 và các văn bản có liên quan

Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật hiện hành, bài viết xác định vị trí và tính chất pháp lý của Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số gợi mở cho việc ban hành quy chế pháp lý đối với Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trong tương lai.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Từ khóa: Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt/ Hiến pháp 2013

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng