• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 03/2015

MỤC LỤC: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 03/2015

TIÊU ĐIỂM

Hiến pháp năm 2013 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Tác giả: Đào Trí Úc - Trang 03-09

LUẬT HÀNH CHÍNH, LUẬT HIẾN PHÁP

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính theo tinh thần Hiến pháp năm 2013

Tác giả: Nguyễn Ngọc Toán - Trang 10-18

LUẬT KINH TẾ

Luận bàn về các nguyên nhân của tình trạng hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay

Tác giả: Bùi Xuân Hải - Trang 19-25

Thu hút doanh nghiệp nước ngoài niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nhìn từ các quy định về điều kiện niêm yết

Tác giả: Lê Vũ Nam - Trang 26-33

LUẬT DÂN SỰ, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi: Về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Tác giả: Đặng Thanh Hoa - Trang 34-38

Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động của thư viện

Tác giả: Lê Thị Nam Giang - Trang 39-47

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Tác giả: Lê Huỳnh Tấn Duy - Trang 48-56

Bàn về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Tác giả: Đinh Văn Đoàn - Trang 57-65

Bàn về một số vướng mắc trong quy định của Pháp luật tố tụng hình sự về quyền kháng cáo

Tác giả: Lê Thị Thùy Dương - Trang 66-73

LUẬT QUỐC TẾ

Về chế định rà soát hành chính trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Tác giả: Trần Thăng Long - Nguyễn Văn Tuấn - Trang 74-80

Về chế định rà soát hành chính trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ

16/05/2020 23/05/2021 TS. Trần Thăng Long & ThS. Nguyễn Văn Tuấn

Về chế định rà soát hành chính trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Tiến hành rà soát hành chính hàng năm để thu thuế chống bán phá giá hồi tố là một bộ phận quan trọng trong cơ chế chống bán phá giá của Hoa Kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bài viết này đề cập một số nội dung cơ bản về chế định rà soát hành chính trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, quy trình, thủ tục và những khác biệt cơ bản của chế định này với điều tra chống bán phá giá.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Rà soát hành chính/ Chống bán phá giá/ Pháp luật Hoa Kỳ

Bàn về một số vướng mắc trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về quyền kháng cáo

16/05/2020 23/05/2021 ThS. Lê Thị Thùy Dương Leave a Comment

Bàn về một số vướng mắc trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền kháng cáo

Việc ghi nhận quyền kháng cáo trong tố tụng hình sự (TTHS) là một cách thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đồng thời đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của các bản án được thi hành. Pháp luật đã quy định khá cụ thể cách thức, thủ tục cũng như những đảm bảo thi hành từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm có hiệu lực, các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) về quyền kháng cáo cũng đã dần bộc lộ những hạn chế cần sửa đổi.

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Bộ luật Tố tụng hình sự 2003/ Kháng cáo

Bàn về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

16/05/2020 23/05/2021 ThS. Đinh Văn Đoàn Leave a Comment

Bàn về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Bài viết phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, làm rõ những hạn chế trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm nhằm nâng cao hiệu quả kháng nghị, đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Kháng nghị/ Giám đốc thẩm

Trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam

16/05/2020 23/05/2021 TS. Lê Huỳnh Tấn Duy 2 Comments

Trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong Luật Tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam

Quyền im lặng là một đảm bảo tố tụng của người bị buộc tội, được xây dựng trên cơ sở đặc quyền chống lại sự tự buộc tội. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành vẫn chưa ghi nhận trực tiếp quyền im lặng cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Thiếu sót này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bức cung, nhục hình và gây khó khăn cho việc thực hiện quyền bào chữa trong thực tiễn. Bài viết trình bày cơ sở lý luận, đặc điểm và nội dung của quyền im lặng theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia; phân tích những quy định gián tiếp của pháp luật Việt Nam và những tranh luận liên quan đến quyền im lặng. Tác giả ủng hộ quan điểm nên trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự sắp tới.

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Người bị buộc tội/ Quyền im lặng/

Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động của thư viện

16/05/2020 23/05/2021 TS. Lê Thị Nam Giang Leave a Comment

Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động của thư viện

Xuất phát từ chính chức năng, nhiệm vụ của thư viện, các hoạt động của thư viện luôn gắn liền với vấn đề khai thác quyền tác giả. Trong các quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, các quyền liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các thư viện bao gồm: (i) quyền sao chép tác phẩm; (ii) quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng; (iii) quyền phân phối tác phẩm, (iv) quyền dịch tác phẩm. Khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, thư viện có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, mặt khác phải đảm bảo để công chúng có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của thư viện. Đây không phải là nhiệm vụ đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh tăng cường bảo hộ quyền tác giả được thực hiện trên phạm vi toàn cầu trong khi pháp luật điều chỉnh các quan hệ quyền tác giả trong hoạt động thư viện còn bộc lộ những bất cập nhất định. Bài viết phân tích việc khai thác các quyền tài sản trong hoạt động thư viện dưới  góc độ pháp luật quyền tác giả và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại Việt Nam.

Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 
Từ khóa: Quyền tác giả/ Thư viện

Góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi – Về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

16/05/2020 23/05/2021 ThS. Đặng Thanh Hoa Leave a Comment

Góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi - Về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Trong bài viết này, tác giả góp ý một số vấn đề của Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi và đưa ra đề xuất quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục rút gọn như là một thủ tục riêng biệt áp dụng trong việc giải quyết một số loại tranh chấp, cho tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Tác giả cũng đề xuất việc không nên ấn định mức cụ thể của giá ngạch tranh chấp là tiêu chí áp dụng thủ tục rút gọn mà nên trao cho Tòa án nhân dân tối cao quy định mức giá ngạch cụ thể phù hợp với bối cảnh cụ thể tại từng thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất chỉ nên cho phép kháng cáo, kháng nghị phán quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về vấn đề áp dụng pháp luật.

Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự 
Từ khóa: Thủ tục rút gọn

Thu hút doanh nghiệp nước ngoài niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nhìn từ các quy định về điều kiện niêm yết

16/05/2020 23/05/2021 TS. Lê Vũ Nam Leave a Comment

Thu hút doanh nghiệp nước ngoài niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nhìn từ các quy định về điều kiện niêm yết

Nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã có những dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn khá nhiều khó khăn như: nợ công tăng cao, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa được xử lý hiệu quả, việc tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh đó, vấn đề đa dạng hóa hàng hóa giao dịch thông qua việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, trước hết là các doanh nghiệp trong khối ASEAN niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất cần thiết. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về điều kiện niêm yết và trình tự, thủ tục mà doanh nghiệp nước ngoài có thể niêm yết cổ phiếu trên các Sở giao dịch chứng khóan Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, các quy định này vẫn chưa được hoàn thiện và còn khá nhiều bất cập và cần có sự nghiên cứu, khảo sát và phân tích thấu đáo để hình thành nên những kiến nghị nhằm hoàn thiện chúng và đó cũng chính là mong muốn của chúng tôi khi thực hiện bài viết này.

Chuyên mục: Chứng khoán/ Doanh nghiệp 
Từ khóa: Doanh nghiệp nước ngoài/ Niêm yết/ Niêm yết cổ phiếu/ Cổ phiếu/ Thị trường chứng khoán

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính theo tinh thần Hiến pháp 2013

15/05/2020 23/05/2021 ThS. Nguyễn Ngọc Toán Leave a Comment

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính theo tinh thần Hiến pháp 2013

Trên cơ sở khái quát hóa hệ thống pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính hiện hành ở nước ta, bài viết nhận xét và bình luận về những điểm hợp lý, bất hợp lý trong các quy định cụ thể về vấn đề này chiếu theo tinh thần đổi mới của Hiến pháp năm 2013. Từ đó bài viết đề xuất một vài kiến nghị nhằm đổi mới pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính nước ta, góp phần thực thi Hiến pháp trong giai đoạn mới.

Chuyên mục: Hành chính/ Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Luật Hành chính Việt Nam 
Từ khóa: Hiến pháp 2013/ Đơn vị hành chính

Hiến pháp 2013 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

15/05/2020 23/05/2021 GS.TSKH. Đào Trí Úc Leave a Comment

Hiến pháp 2013 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong TTHS

Thực tiễn tố tụng hình sự (TTHS) ở Việt Nam đang đối diện với một số vấn đề lớn mà trước hết là vấn đề tiếp cận công lý, vấn đề oan, sai trong các vụ án hình sự. Các bảo đảm để có thể giải quyết tích cực các vấn đề này trước hết nằm trong việc nhìn nhận lại mục đích, tính chất và đặc trưng của TTHS cũng như sự hoàn chỉnh và đầy đủ các quy định của pháp luật mà trung tâm là pháp luật TTHS. Bằng toàn bộ tinh thần và lời văn của nó, Hiến pháp năm 2013 đã cho thấy rằng, vấn đề bảo đảm quyền con người trong TTHS có thể được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt động TTHS. Yếu tố “công bằng”, “công minh” vì thế là biểu tượng chung, bao trùm của một nền tư pháp, là bản tính của nền tư pháp. Theo đó, công bằng được hiểu trên hai bình diện. Ở bình diện thứ nhất, đó là yêu cầu về sự công bằng của các thủ tục tố tụng, của việc tiến hành các thủ tục tố tụng. Ở bình diện thứ hai, đó là yêu cầu về sự đối xử công bằng, có vị trí pháp lý, có các cơ hội pháp lý công bằng giữa các bên trong tố tụng.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Hiến pháp 2013/ Quyền con người

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng