Phương pháp giảng dạy tích cực là một phương pháp thích hợp cho đối tượng là người học luật, với đặc điểm là lấy người học làm trọng tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Bài viết thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đối với các môn luật tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 02/2019
LUẬT HÀNH CHÍNH, LUẬT HIẾN PHÁP
Tác giả: Cao Vũ Minh – Trang: 3 - 11
LUẬT HIẾN PHÁP, LUẬT HÀNH CHÍNH
Bàn về phương pháp giải thích pháp luật
Tác giả: Phạm Thị Phương Thảo – Trang: 12 - 17
LUẬT KINH TẾ
Bàn về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trang: 18 - 25
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ, LUẬT LAO ĐỘNG
Tác giả: Huỳnh Quang Thuận – Trang: 26 - 36
Nhận diện quan hệ pháp luật lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Tác giả: Đoàn Thị Phương Diệp – Trang: 37 - 44
LUẬT QUỐC TẾ
Tác giả: Ngô Hữu Phước – Trang: 45 - 54
Tác giả: Phạm Thị Hiền – Trang: 54 - 65
BÌNH LUẬN ÁN LỆ
Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với thừa kế mở trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực
Tác giả: Đỗ Văn Đại – Trang: 65 - 73
ĐÀO TẠO LUẬT
Tác giả: Trần Thăng Long – Trang: 74 - 80
Bình luận án lệ 26/2018/AL: Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với thừa kế mở trước khi có Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) đã thay đổi thời hiệu yêu cầu chia di sản (kéo dài từ 10 năm thành 30 năm) nhưng chưa cho biết thời hiệu này có áp dụng cho thừa kế mở trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực hay không và cũng không cho biết thời hiệu mới này áp dụng như thế nào đối với thừa kế mở trước khi có Pháp lệnh thừa kế. Bài viết cho thấy Án lệ số 26/2018/AL đã làm rõ các vấn đề nêu trên.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam/ Thừa kế
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp truất hữu gián tiếp đầu tư quốc tế
Bài viết này tập trung vào việc phân tích các vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại trong biện pháp truất hữu gián tiếp trên ba khía cạnh (i) làm rõ bản chất pháp lý của truất hữu gián tiếp; (ii) các nguyên tắc và yêu cầu pháp lý cần đáp ứng khi xác định khoản bồi thường thiệt hại (xác định thời điểm bồi thường và cách thức tính toán thiệt hại được bồi thường) và (iii) kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Đầu tư/ Đầu tư quốc tế
Nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp hình sự và quyền tài phán phổ quát của quốc gia theo Công ước chống tra tấn năm 1984
Bài viết làm sáng tỏ nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự và thực hiện quyền tài phán phổ quát của các quốc gia thành viên theo quy định của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục năm 1984 và bảo đảm thực thi các nghĩa vụ này theo pháp luật Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Luật Hình sự quốc tế
Nhận diện quan hệ pháp luật lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành không quy định bắt buộc xác lập hợp đồng lao động trong trường hợp cần thiết phải thuê mướn lao động mà tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên có thể giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dân sự, thậm chí là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tình trạng tự do này dẫn đến những khó khăn trong thực tế để nhận diện quan hệ lao động cũng như để bảo vệ các quyền của người lao động đặc biệt trong bối cảnh có sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết tập trung làm rõ những tác động của bối cảnh mới vào việc nhận diện quan hệ lao động cũng như đề xuất hướng giải quyết cho thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên mục: Lao động
Bình luận án lệ 12/2017/AL: Xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa
Án lệ số 12/2017/AL được ban hành để xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa. Bài viết sẽ bình luận án lệ nêu trên và từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử.
Chuyên mục: Dân sự
Bàn về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Bài viết trình bày một số cơ sở lý luận của vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử, với các nội dung sau: (i) chứng minh sự cần thiết của việc bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử; (ii) làm rõ các yếu tố chi phối hoạt động bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử; (iii) khái quát các khuynh hướng điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Chuyên mục: Thương mại/ Luật Thương mại Việt Nam
Bàn về phương pháp giải thích pháp luật
Giải thích pháp luật với nhiệm vụ làm sáng tỏ hơn các quy phạm pháp luật không rõ nghĩa là một nhu cầu tất yếu khách quan đối với mọi hệ thống pháp luật và đối với mọi xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đưa ra một số phương pháp giải thích pháp luật cụ thể có thể vận dụng vào hoạt động giải thích pháp luật, góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận về giải thích pháp luật.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Một niềm tin, bốn triển vọng và năm thách thức trong tiến trình thừa nhận quyền giải thích pháp luật của Tòa án
Nhiều quốc gia trên thế giới trao quyền giải thích pháp luật cho Tòa án. Thực tiễn cho thấy, công tác xét xử đòi hỏi cần phải giải thích pháp luật, hay nói cách khác, Tòa án cần được trao quyền giải thích pháp luật để thực hiện hiệu quả chức năng của mình. Bài viết phân tích triển vọng và thách thức trong tiến trình thừa nhận quyền giải thích pháp luật của tòa án.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam