Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc mới, tiến bộ của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải tuân thủ và thực hiện triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự và Quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát. Quá trình xét xử công khai tại phiên tòa nếu thấy không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì Kiểm sát viên phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không phạm tội.
Suy đoán vô tội
Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội khi luật sư tham gia bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự – Thực tiễn và kiến nghị
Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc về bảo đảm quyền con người, hiểu một cách đơn giản nhất nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là: Một người sẽ không bị coi là có tội nếu họ không bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật. Đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cũng như luật sư tham gia phiên tòa phải luôn quán triệt và tuân thủ triệt để nguyên tắc này trên thực tiễn, nhằm tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư cho thấy còn nhiều hoạt động của luật sư bào chữa cho người bị buộc tội đã không được các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tôn trọng và bảo đảm, theo đó nguyên tắc suy đoán vô tội thực sự chưa được đảm bảo.
Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nguyên tắc suy đoán vô tôi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự, được thể hiện trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia. Suy đoán vô tội có ý nghĩa quan trọng vê mặt khoa học cũng như thực tiễn với vai trò là nền tảng và kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tiếp cận từ hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
Suy đoán vô tội – Nhận thức và quy định trong hiến pháp của quốc gia
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam
Nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong Tố tụng hình sự – Một số vấn đề đặt ra
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bàn về quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp 1992
Bài viết làm rõ khái niệm về quyền được suy đoán vô tội dưới góc độ là một quyền cơ bản con người – quyền công dân. Trên cơ sở làm rõ khái niệm về quyền được suy đoán vô tội bài viết phân tích quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 1992: qua việc xác định đặc điểm của quyền được suy đoán vô tội, chủ thể của quyền được suy đoán vô tội, làm rõ một số hạn chế của Hiến pháp năm 1992 trong việc quy định quyền được suy đoán vô tội. Từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 1992 và một số điều luật khác có liên quan.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Bàn về quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp 2013 và vấn đề sửa đổi một số quy định liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
Quyền được suy đoán vô tội là quyền cơ bản của người bị buộc tội. Thực hiện tốt quyền này chính là cách thức để người bị buộc tội có thể tự bảo vệ mình trong quá trình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, sau 11 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự, các quy định nhằm thực hiện quyền được suy đoán vô tội đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Hiến pháp năm 2013 được ban hành với những điểm mới về quyền được suy đoán vô tội đã trở thành cơ sở hiến định mới quan trọng và cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền đặc biệt này.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam trên nền tảng của nguyên tắc suy đoán vô tội
Bài viết chỉ ra những vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn xoay quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiến pháp năm 2013 chính thức ghi nhận suy đoán vô tội là một nguyên tắc. Dựa trên những phân tích này, bài viết đưa ra những đề xuất cho sự thay đổi đối với các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung