Kể từ ngày 10/4/2013, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Với tư cách thành viên, Việt Nam tích cực tham gia quyết định chính sách, xây dựng các Công ước hợp tác về các vấn đề tư pháp quốc tế và phương hướng tương lai của Hội nghị La Hay. Trong khuôn khổ Hội nghị La Hay, các vấn đề liên quan đến trẻ em có yếu tố nước ngoài đặc biệt được các quốc gia thành viên danh sự quan tâm rất lớn2. Các khía cạnh về bảo vệ trẻ em được đề cập đến trong Hội nghị La Hay cho đến thời điểm hiện tại bao gồm: các nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi con nuôi quốc tế, hành vi bắt cóc trẻ em và đặc biệt là bảo vệ trẻ em. Trong số đó, Công ước La Hay năm 1996 về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em được đánh giá3 là Công ước tiên tiến khi mục tiêu của Công ước nhằm bảo vệ trẻ em trong các tình huống có tính chất quốc tế và tránh các xung đột pháp luật liên quan có thể xảy ra đối với các biện pháp bảo vệ trẻ em. Tính đến ngày 29 tháng 10 năm 20204, đã có tổng cộng 53 quốc gia trở thành thành viên của Công ước, một con số khá khiêm tốn so với Công ước La Hay năm 1980 với 101 thành viên và Công ước La Hay năm 1993 với 123 thành viên. Công ước gồm 63 điều, được chia làm 7 chương5 bao gồm: (i) Phạm vi công ước, (ii) Quyền tài phán, (iii) Luật áp dụng, (iv) Công nhận và thi hành, (v) Hợp tác, (vi) Các quy định chung, (vii) Những điều khoản cuối cùng. Bài viết này sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ, biện pháp bảo vệ trẻ em trong Công ước và đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật đối với Việt Nam.
Quyền tài phán
Nội luật hóa quy định của Công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
Năm 2013, Việt Nam đã ký kết Công ước Chống tra tấn và hiện nay đang tiến hành các thủ tục cần thiết để phê chuẩn Công ước này. Sau khi phê chuẩn, chúng ta có nghĩa vụ phải nội luật hóa các quy định của Công ước này trong hệ thống pháp luật của mình, trong đó có quy định về quyền tài phán tại Điều 5 Công ước. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành về quyền tài phán, tìm ra những điểm bất cập với Công ước và nghiên cứu các kiến nghị sửa đổi BLHS về vấn đề này phù hợp với nội dung Công ước.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung/ Luật Hình sự quốc tế
Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường
Bài viết phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường tại vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tài phán đối với hai lĩnh vực nói trên và việc thực thi quyền tài phán, bao gồm quyền kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam, quyền truy đuổi đối với các tàu thuyền vi phạm của lực lượng tuần tra kiểm soát trên biển và các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường biển.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Hạn chế của điều kiện về quyền tài phán của tòa án nước ngoài trong việc công nhận, thi hành bản án dân sự, thương mại của tòa án nước ngoài trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Phần thứ bảy của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) (từ Điều 423 – 450) quy định về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án dân sự của Tòa án nước ngoài có một số sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS năm 2004) trong đó có điều kiện về quyền tài phán của Tòa án nước ngoài tại khoản 4 Điều 439 và Điều 440. Bài viết phân tích điều kiện này và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
Chuyên mục: Dân sự/ Thi hành án dân sự/ Tố tụng dân sự
Nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp hình sự và quyền tài phán phổ quát của quốc gia theo Công ước chống tra tấn năm 1984
Bài viết làm sáng tỏ nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự và thực hiện quyền tài phán phổ quát của các quốc gia thành viên theo quy định của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục năm 1984 và bảo đảm thực thi các nghĩa vụ này theo pháp luật Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Luật Hình sự quốc tế