Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Quyền tác giả
Xung đột giữa quyền tác giả và quyền tự do ngôn luận
Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động của thư viện
Xuất phát từ chính chức năng, nhiệm vụ của thư viện, các hoạt động của thư viện luôn gắn liền với vấn đề khai thác quyền tác giả. Trong các quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, các quyền liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các thư viện bao gồm: (i) quyền sao chép tác phẩm; (ii) quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng; (iii) quyền phân phối tác phẩm, (iv) quyền dịch tác phẩm. Khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, thư viện có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, mặt khác phải đảm bảo để công chúng có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của thư viện. Đây không phải là nhiệm vụ đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh tăng cường bảo hộ quyền tác giả được thực hiện trên phạm vi toàn cầu trong khi pháp luật điều chỉnh các quan hệ quyền tác giả trong hoạt động thư viện còn bộc lộ những bất cập nhất định. Bài viết phân tích việc khai thác các quyền tài sản trong hoạt động thư viện dưới góc độ pháp luật quyền tác giả và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại Việt Nam.
Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bình luận bản án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang diễn ra phổ biến, mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định tương đối chặt chẽ. Bài viết bình luận bản án về hành vi xâm phạm quyền tác giả với điểm đặc biệt là các bộ phận trong tác phẩm được bảo hộ có nguồn gốc từ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Những vấn đề bình luận chính bao gồm: loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, căn cứ xác lập quyền và xác định hành vi xâm phạm.
Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bồi thường chi phí Luật sư trong tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền tác giả
Bài viết phân tích vấn đề bồi thường chi phí luật sư trong các tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đây là quy định khá đặc trưng của pháp luật sở hữu trí tuệ so với quy định chung trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Tuy nhiên, quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) vẫn có các bất cập liên quan đến việc xác định mức hợp lý của chi phí này, cũng như chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường phí luật sư.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam/ Sở hữu trí tuệ