Luật doanh nghiệp (LDN) số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 (LDN năm 2014) đã có những tác động tích cực trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, LDN năm 2014 còn một số tồn tại nhất định, trong số đó có những quy định bất cập về quản trị công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhận diện các bất cập đó, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (LDN năm 2020) đã có những quy định góp phần nâng cao cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, thành viên của công ty cổ phần, công ty TNHH, nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế. Bài viết này tập trung vào việc nhận diện, giới thiệu và luận giải một số điểm mới quan trọng trong quản trị công ty cổ phần, công ty TNHH theo LDN năm 2020.
Quản trị công ty
Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Hàn Quốc: Một vài gợi ý cho Việt Nam
Có một khung khổ pháp luật quản trị công ty cổ phần tiên tiến luôn là một trong những tiền đề quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh hiệu quả của công ty. Ý thức được điều này, kể từ khi ban hành lần đầu tiên năm 1990 đến nay, Luật doanh nghiệp Việt Nam liên tục được sửa đổi và ban hành mới để tiếp thu những nguyên tắc quản trị công ty tiến bộ của OECD cũng như những thông lệ quản trị tốt của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những đất nước phát triển mà Việt Nam có quan hệ hợp tác kinh tế thành công. Bài viết này sẽ tập trung vào tìm hiểu và phân tích, đưa ra những bình luận về khung khổ pháp luật và cấu trúc quản trị công ty của Hàn Quốc trong sự so sánh với những cấu trúc tương đồng ở Việt Nam. Từ đó, bài viết cũng đưa ra nhưng nhận xét mang tính gợi ý để đóng góp cho công cuộc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty Việt Nam.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Chủ thể kinh doanh và phá sản
Một số vấn đề pháp lý về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam
Công ty đại chúng (CTĐC) là một hình thức doanh nghiệp mở, có nhiều thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư do tính chất dễ dàng của việc chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, tính chất này cũng tạo ra sự phân tán trong cơ cấu cổ đông và làm hạn chế khả năng tham gia quản lý công ty của cổ đông. Phần lớn cổ đông đầu tư vào CTĐC không muốn hoặc không thể trực tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, để phát triển bền vững, CTĐC cần có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và có quyền độc lập nhất định trong việc quyết định chiến lược kinh doanh, đầu tư của công ty. Làm thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của cổ đông khi họ không trực tiếp hoặc thậm chí không thể cử đại diện tham gia quản lý và điều hành công ty? Pháp luật về quản trị công ty đóng vai trò không nhỏ trong việc giải quyết mâu thuẫn này. Bài báo này phân tích một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quản trị CTĐC ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật về quản trị CTĐC ở nước ta.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Chủ thể kinh doanh và phá sản/ Thương mại/ Luật Thương mại Việt Nam