Tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai xảy ra trong thời gian vừa qua đang có chiều hướng gia tăng về số vụ, số đối tượng và hậu quả thiệt hại; nó được phát sinh phát triển bởi những nguyên nhân điều kiện khác nhau. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một số nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa tội phạm này trong thời gian tới.
Quản lý đất đai
Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong bài viết này, tác giả nêu ra những thủ đoạn phổ biến của tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai trong thời gian vừa qua, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đấu tranh với tội phạm này trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai có diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên kết quả phát hiện điều tra tội phạm này còn nhiều hạn chế. Trong bài viết này, tác giả khái quát về tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai; chỉ ra một số nguyên nhân gây “ẩn” của tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới.
Giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Giám sát, phản biện xã hội được xem là yêu cầu tất yếu và bức thiết của một xã hội dân chủ. Trong đó, bảo đảm quyền giám sát, phản biện xã hội của nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật dần được đề này càng có ý nghĩa quan trọng đối với người dân khi họ được pháp luật trao cho cho các quyết định của Nhà nước (tham gia vào quá trình quản lý) và tham gia vào giám sát quá trình quản lý. Nhà nước ta thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường không tách rời với việc thay đổi chính sách quản lý đất đai. Pháp luật đất đai ra đời và sửa đổi bổ sung cùng với nhiều quy định mới nhằm dân hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đất đai. Bài viết này tập trung làm rõ quy định giám sát, phản biện xã hội đối với quản lý và sử dụng đất đai, những kết quả và trở ngại của quy định này trên thực tế. Từ đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò dụng đất đai ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên mục: Đất đai