Trong hệ thống pháp luật tư Việt Nam, Bộ luật dân sự được coi là luật chung, làm cơ sở cho các ngành luật chuyên ngành để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù thuộc ngành mình quản lý có hiệu quả. Nguyên tắc chung, giữa luật chung và luật chuyên ngành luôn luôn phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng thực tiễn. Do Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời sau một số luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật công chứng năm 2014, Luật luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung hợp nhất năm 2015 (Luật luật sư)… nên ít nhiều vai trò của luật chung bị ảnh hưởng và có một số nội dung luật chuyên ngành có liên quan bị xung đột. Bài viết nghiên cứu về chế định đại diện của pháp nhân, tiếp cận dưới góc độ một số vướng mắc cơ bản về đại diện trong mối quan hệ tương đồng, khác biệt và xung đột giữa quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan.
Pháp nhân
Quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân và pháp nhân khi có tai nạn hàng hải gây ô nhiễm môi trường biển – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ô nhiễm môi trường biển từ tai nạn hàng hải luôn để lại những hệ luỵ nghiêm trọng, chính vì vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân và pháp nhân có liên quan cần được quy định rõ nhằm mục đích răn đe cũng như giúp các quốc gia ven biển thu hồi được các khoản phạt hay bồi thường thiệt hại để phục hồi môi trường biển. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng là những quốc gia ven biển, thành viên của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư năm 1978 (MARPOL)) và đều có những quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của việc gây ô nhiễm môi trường biển do tai nạn tàu thuyền. Trên nền tảng phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ và so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra những bình luận cũng như giải pháp sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam.
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung
Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bàn về đổi mới chế định pháp nhân trong Bộ luật Dân sự 2005
Chuyên mục: Dân sự
Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
Hiện tại, Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có những quy định ban đầu về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và các thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Những quy định mới này đã phản ánh sự thay đổi lớn về tư duy của nhà làm luật, mặt khác khẳng định vai trò của pháp luật hình sự trong việc xử lý nghiêm minh đối với một số hành vi nghiêm trọng do pháp nhân thực hiện, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho người dân và xã hội. Bài viết nhằm chia sẻ một số ý kiến đối với các quy định của BLHS và BLTTHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Những điểm mới của chế định pháp nhân trong Bộ luật Dân sự 2015 và một số vấn đề liên quan
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 có nhiều điểm mới so với BLDS năm 2005, bao gồm những điểm mới cơ bản về pháp nhân. Mục đích của bài viết là tổng hợp và phân tích những điểm mới mang tính đặc trưng của chế định pháp nhân trong BLDS năm 2015 cùng các hệ quả của những điểm mới này.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Tư cách tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác (chủ thể không có tư cách pháp nhân) theo Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Dân sự năm 2015 có nhiều quy định mang tính đột phá, tiệm cận với các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc triển khai thi hành bộ luật này làm phát sinh một số cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất, trong đó có liên quan đến tư cách tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Bài viết phân tích 2 cách hiểu khác nhau về vấn đề này và ủng hộ cách hiểu quy định tại Điều 101 Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là thực thể pháp lý, có quyền tham gia quan hệ dân sự. Cách hiểu như vậy mới phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế thị trường và đúng tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Bản chất của doanh nghiệp xã hội và cách phân loại pháp nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Hiện nay, doanh nghiệp xã hội đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường đem lại lợi ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn chung thì doanh nghiệp xã hội vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ trong khoa học pháp lý ở nước ta. Nhằm góp phần làm sáng tỏ bản chất của doanh nghiệp xã hội, bài viết trình bày một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội như: quan niệm, đặc điểm của doanh nghiệp xã hội, từ đó đánh giá về cách phân loại pháp nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam