Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Sở hữu trí tuệ/ Thương mại quốc tế
Thái Lan
Hội đồng bầu cử Thái Lan và góp ý quy định về hội đồng bầu cử quốc gia trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam
Nhìn từ góc độ pháp lý, các cuộc bầu cử đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các cơ quan đại diện dân cử ở trung ương và các địa phương. Để các cuộc bầu cử mang tính thống nhất, khách quan và đạt hiệu quả cao thì nhà nước có các tổ chức phụ trách bầu cử. Các đơn vị phụ trách bầu cử thường có chức năng chủ yếu là tổ chức và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tranh cử, tổ chức bầu cử, giải quyết khiếu nại và công bố kết quả. Bài viết này nghiên cứu về Hội đồng bầu cử Thái Lan và đưa ra một số góp ý về quy định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992.
Nhìn từ góc độ pháp lý, các cuộc bầu cử đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các cơ quan đại diện dân cử ở trung ương và các địa phương. Để các cuộc bầu cử mang tính thống nhất, khách quan và đạt hiệu quả cao thì nhà nước có các tổ chức phụ trách bầu cử. Các đơn vị phụ trách bầu cử thường có chức năng chủ yếu là tổ chức và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tranh cử, tổ chức bầu cử, giải quyết khiếu nại và công bố kết quả. Bài viết này nghiên cứu về Hội đồng bầu cử Thái Lan và đưa ra một số góp ý về quy định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam
Trưng cầu ý dân ở Thái Lan: Nguyên lý tốt nhưng khó thực hiện
Trưng cầu ý dân lần đầu tiên được đề cập trong Hiến pháp Thái Lan từ năm 1949. Và mặc dù trưng cầu ý dân được thể hiện trong hầu hết các Hiến pháp của Thái Lan sau đó nhưng chỉ có một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào tháng 8 năm 2007. Tuy cuộc trưng cầu ý dân lần đầu tiên được tổ chức thành công nhưng cho đến nay vẫn có nhiều nhà phê bình đặt vấn đề về tính hợp pháp của kết quả trưng cầu ý dân. Điều này là bởi nguyên lý về trưng cầu ý dân được đưa ra ở Thái Lan cách đây 60 năm với hy vọng giải quyết những vấn đề chính trị nhưng Thái Lan lại phải đối mặt nhiều hơn với những bất ổn chính trị nội tại mà hầu hết là các cuộc đảo chính. Do vậy, vấn đề đặt ra là: tại sao nguyên lý hay như vậy không thực hiện được? Để trả lời câu hỏi này, cần phải xem lại và thảo luận về những quy định trưng cầu ý dân trong các Hiến pháp trước đây và Hiến pháp Thái Lan hiện hành, pháp luật trưng cầu ý dân nói chung và những tài liệu pháp lý khác liên quan đến trưng cầu ý dân.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài