Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2020 đã có những thay đổi nhất định về khái niệm và cơ cấu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) so với LDN năm 2014. LDN năm 2020 xác định DNNN dựa trên cơ sở chia tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ khác nhau từ 50 % trở lên đến 100 % hoặc dựa trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên ở các loại hình doanh nghiệp. Sự thay đổi này đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho DNNN khi tham gia vào thị trường kinh doanh thương mại với các loại hình doanh nghiệp tư nhân khác. Bài viết này sẽ làm rõ hơn những điểm mới về DNNN tại LDN năm 2020 về cả khái niệm và cơ cấu tổ chức, trên cơ sở so sánh với LDN năm 2014 và mô hình doanh nghiệp nhà nước tại một số quốc gia Châu Á, từ đó đưa ra những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi luật.
Pháp luật Hàn quốc
Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Hàn Quốc: Một vài gợi ý cho Việt Nam
Có một khung khổ pháp luật quản trị công ty cổ phần tiên tiến luôn là một trong những tiền đề quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh hiệu quả của công ty. Ý thức được điều này, kể từ khi ban hành lần đầu tiên năm 1990 đến nay, Luật doanh nghiệp Việt Nam liên tục được sửa đổi và ban hành mới để tiếp thu những nguyên tắc quản trị công ty tiến bộ của OECD cũng như những thông lệ quản trị tốt của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những đất nước phát triển mà Việt Nam có quan hệ hợp tác kinh tế thành công. Bài viết này sẽ tập trung vào tìm hiểu và phân tích, đưa ra những bình luận về khung khổ pháp luật và cấu trúc quản trị công ty của Hàn Quốc trong sự so sánh với những cấu trúc tương đồng ở Việt Nam. Từ đó, bài viết cũng đưa ra nhưng nhận xét mang tính gợi ý để đóng góp cho công cuộc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty Việt Nam.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Chủ thể kinh doanh và phá sản
Phân luồng giáo dục tại Singapore và Hàn quốc – Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phân luồng giáo dục được nhà nước coi là một cấu thành quan trọng trong chính sách phát triển giáo dục. Nó sẽ là công cụ hữu hiệu giúp nguồn nhân lực quốc gia đạt được mức chuyên môn hóa cao để thích ứng với yêu cầu phát triển của thị trường lao động hiện đại. Tuy nhiên, việc thực hiện phân luồng tại Việt Nam thời gian qua bị đánh giá là thiếu hiệu quả, chưa có sự gắn kết giữa các bậc học. Bài viết tập trung đưa ra đánh giá tác động của chính sách phân luồng giáo dục thông qua nghiên cứu mô hình phân luồng giáo dục tại Hàn Quốc và Singapore, hai quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, qua đó đề xuất một số ý kiến đóng góp cho việc phát triển chính sách pháp luật trong giáo dục tại Việt Nam.
Chuyên mục: Giáo dục