Luật Nhà ở năm 2014 đã được hợp nhất với Luật kiến trúc số 40/2019/QH14; Luật đầu tư số 61/2020/QH14; Luật số 62/2020/QH14 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng; Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14, trong văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020, mặc dù có những sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên qua thực tiễn việc áp dụng các quy định của Luật nhà ở nói chung và điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch nói riêng còn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn (sau đây gọi chung là Luật nhà ở). Bài viết này, chúng tôi luận giải một số vấn đề bất cập trong quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở hiện hành từ thực tiễn nghề nghiệp của công chứng viên và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nhà ở.
Nhà ở hình thành trong tương lai
Các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng mua nhà hình thành trong tương lai
Mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là một hình thức giao dịch kinh doanh bất động sản (BĐS) được chính thức quy định từ Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006. Mặc dù loại giao dịch này đã được thừa nhận từ nhiều năm qua nhưng các cơ chế pháp lý để đảm bảo an toàn cho giao dịch, đặc biệt là lợi ích hợp pháp của người mua nhà vẫn chưa được quy định đầy đủ và chặt chẽ. Vì vậy, bài viết này sẽ hệ thống hóa, phân tích, đánh giá các quy định mới nhất về các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua nhà ở hình thành trong tương lai với tư cách là khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, nhằm mục đích góp phần hoàn thiện hơn pháp luật kinh doanh BĐS và tạo nên một thị trường BĐS lành mạnh, an toàn.
Chuyên mục: Dân sự/ Đất đai/ Luật Dân sự Việt Nam