Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin do người làm chứng cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều vụ án hình sự, người làm chứng lại có thái độ thờ ơ, bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, xử lý tội phạm. Nguyên nhân của tình trạng trên không chỉ do chủ quan người làm chứng mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý và công tác bảo vệ người làm chứng hiện nay. Bài viết phân tích nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 về bảo vệ người làm chứng và người thân thích của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chỉ ra một số những bấp cập đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm sửa đổi một số quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả về bảo vệ người làm chứng, người thân thích của người làm chứng.
Người làm chứng
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại
Ở Việt Nam hiện nay hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại là một nhu cầu cấp thiết. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại; làm sáng tỏ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật vả thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Quy định về Người làm chứng trong tố tụng hình sự
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
So sánh “Hỏi cung bị can” và “Lấy lời khai người làm chứng”
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự