Người chưa thành niên là một trong những chủ thể được quyền tham gia vào giao dịch dân sự. Tùy từng giao dịch dân sự, pháp luật có những quy định khác nhau về điều kiện tham gia giao dịch dân sự của người chưa thành niên. Trong đó, người đại diện theo pháp luật giữ vai trò quan trọng, trở thành điều kiện bắt buộc trong một số giao dịch. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện nay vẫn chưa rõ ràng trong việc nhận diện người chưa thành niên, xác định đúng vai trò của người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, điều kiện xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người chưa thành niên, đặc biệt trong hoạt động công chứng. Bài viết đề cập đến những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến chế định đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2014 đã có những cải cách mạnh mẽ và sâu rộng, trong đó có cải cách về người đại diện theo pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh và tiến gần hơn với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, những quy định đó đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định. Để tiếp tục khắc phục những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về người đại diện và tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nên LDN năm 2020 đã ra đời thay thế LDN năm 2014. Bài viết này tác giả phân tích thực trạng quy định về người đại diện của doanh nghiệp và đề xuất hướng áp dụng luật doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp trong thời gian tới.
Một số rủi ro pháp lý từ quy định cho phép doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật
Chuyên mục: Doanh nghiệp