Trong quá trình thực hành nghề, luật sư thường phải đối mặt với nhiều vấn đề. Việc luật sư giải quyết các vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân luật sư mà còn tác động tới khách hàng, các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thực hiện các giải pháp đó. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp cho luật sư thực hành nghề nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu và phân tích về quy trình giải quyết vấn đề trong thực hành nghề luật sư.
Nghề luật sư
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư hiện nay – Một số vấn đề cần chú trọng từ góc độ thực tiễn
Đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam được chính thức ghi nhận tại Pháp lệnh luật sư năm 2001, với quy định về điều kiện để trở thành luật sư là phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư. Tuy nhiên, phải đến khi Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25/2/2004, việc đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam mới được thực hiện một cách chính quy, bài bản. Học viện Tư pháp cũng là nơi duy nhất trong cả nước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực luật sư phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp và nhu cầu về luật sư của xã hội. Bài viết thể hiện quan điểm về một số khía cạnh đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay từ góc nhìn của người hành nghề thực tiễn.
Kỹ năng của Luật sư tham gia giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), vấn đề bồi thường thiệt hại là một trong những vấn đề dân sự phải được giải quyết đồng thời cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự, bên cạnh những kỹ năng, kinh nghiệm về lĩnh vực hình sự luật sư còn phải có kiến thức pháp luật, hiểu biết liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Đạo đức của luật sư trong hoạt động quảng cáo ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong quá trình hành nghề, luật sư có thể thực hiện hoạt động quảng cáo về dịch vụ pháp lý mà mình cung cấp để thu hút thêm khách hàng, xây dựng thương hiệu cho cá nhân, tổ chức thực hành nghề luật. Do đặc thù của nghề nghiệp, luật sư không những phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, mà còn phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Từ những phân tích về hoạt động quảng cáo và quy tắc đạo đức của luật sư trong hoạt động quảng cáo của một số quốc gia trên thế giới, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng và thi hành Quy tắc đạo đức về quảng cáođược quy định tại Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành năm 2019.
Hành nghề luật sư một số nước trên thế giới (Mỹ, Pháp, Anh)
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế, thương mại của các nước trên thế giới, đặc biệt sự phát triển kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay, các nghề nghiệp mang tính hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng được phát triển theo, trong đó phải kể đến nghề luật. Tuy mỗi nước có một hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng làm nên tính chất địa phương cao, nhưng việc hình thành và phát triển nghề luật của các nước lại có những đặc điểm mang tính khá tương đồng. Bài viết mô tả việc hành nghề luật sư của một số nước trên thế giới, trong đó nhấn mạnh các yếu tố như điều kiện để hành nghề luật, các hình thức hành nghề luật, luật điều chỉnh và các xu hướng phát triển nghề luật hiện nay tại một số nước.
Chức năng xã hội và nguyên tắc hành nghề luật sư ở Việt Nam
Chức năng xã hội và nguyên tắc hành nghề luật sư ở Việt Nam Tác giả: Phan Trung Hoài [1] & Ngô Thị Ngọc Vân [2] TÓM TẮT Luật sư là một chủ thể xã hội có kiến thức và kỹ năng thực hành pháp luật thông qua các thiết chế, khuôn khổ pháp lý […]
Lịch sử phát triển Nghề luật sư ở Việt Nam
Nghề luật sư cũng như các nghề luật khác, bên cạnh kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, cần nhận thức đúng đắn về chức phận nghề nghiệp, được đặt trong sự vận hành thống nhất của các thể chế tư pháp, tố tụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường pháp lý và các yếu tố tác động khác đến hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam. Để có thể tham gia cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, từng bước xây dựng uy tín, hình ảnh, thương hiệu cá nhân của mỗi luật sư hay tổ chức hành nghề, điều quan trọng là cần hiểu biết sâu sắc về những đặc điểm và sự khác biệt trong hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam trong mối tương quan về nghề luật sư ở một số nước phát triển.