Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2020 có nhiều điểm mới quan trọng về quản trị doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp. Bài viết này tập trung giới thiệu, phân tích một số vấn đề về quyền khởi kiện người quản lý doanh nghiệp theo quy định của LDN năm 2020 trong tương quan so sánh với LDN năm 2014 và pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doang thương mại tại Tòa án, đồng thời nêu một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện chính sách đối với quyền lợi của nhà đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Luật Doanh nghiệp 2020
Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị
Kể từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành. Luật Doanh nghiệp năm 2020 kỳ vọng mang đến những thay đổi đáng kể đối với môi trường kinh doanh nói chung, cũng như đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư nói riêng. Bài viết phân tích, bình luận những điểm mới quan trọng trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị hữu ích đối với các nhà đầu tư, cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Quy chế pháp lý về doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
Với tư cách là một trong những mô hình kinh doanh được sử dụng nhiều ở Việt Nam, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có một vị trí khá đặc biệt trong đạo Luật doanh nghiệp (LDN) ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của DNTN, bài viết phân tích khái niệm, đặc điểm, đăng ký kinh doanh, chế độ pháp lý về vốn, quản trị doanh nghiệp, giải thể và phá sản DNTN. Từ đó, bài viết đưa ra những ý kiến góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về DNTN ở Việt Nam hiện nay.
Những điểm mới về góp vốn trong Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 (Luật doanh nghiệp năm 2020) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, thay thế hiệu lực của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 (Luật doanh nghiệp năm 2014). So với Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 được đánh giá có nhiều điểm mới đáng chú ý. Bài viết này tác giả sẽ phân tích chỉ ra những điểm mới về góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020, cụ thể như: (i) Tài sản góp vốn; (ii) Vấn đề định giá tài sản góp vốn; (iii) Thời hạn góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; và (iv) Bổ sung trường hợp không được góp vốn.
Kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
Giao dịch giữa công ty với người có liên quan là một loại giao dịch có chủ thể đặc biệt, một bên là công ty và một bên là những cá nhân, tổ chức được xác định là người có liên quan. Người có liên quan là người được trao quyền quản lý hoặc người có số vốn góp chi phối đến quyết định của doanh nghiệp (DN) hoặc những tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp với họ có thể lợi dụng việc giao kết hợp đồng với công ty để chiếm đoạt lợi ích của công ty và các thành viên, cổ đông trong công ty. Vì vậy, pháp luật quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan để vừa hợp lý, hiệu quả mà không hạn chế quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của DN, vừa đảm bảo quyền lợi của các bên, ngăn chặn được hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty của những người có thẩm quyền quyết định giao dịch hoặc chi phối đến quyết định giao dịch. Các đạo luật về DN của Việt Nam từ trước đến nay luôn quy định về thủ tục kiểm soát loại giao dịch này từ việc nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát, trình tự, thủ tục kiểm soát giao dịch và hậu quả pháp lý khi giao dịch không tuân theo trình tự, thủ tục kiểm soát. Bài viết dưới đây phân tích quy định và những điểm mới của Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2020 về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan.
Cơ chế đại diện của công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân duy nhất trong Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2020. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng từ công ty đối nhân nên cơ chế đại diện của công ty hợp danh có khá nhiều điểm khác biệt so với các loại hình công ty khác. Bài viết nghiên cứu về cơ chế đại diện của công ty hợp danh theo quy định tại LDN năm 2020, để từ đó, chỉ ra các hạn chế, bất cập và đề xuất một số kiến nghị.
Những điểm mới về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật doanh nghiệp (LDN) số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 (LDN năm 2014) đã có những tác động tích cực trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, LDN năm 2014 còn một số tồn tại nhất định, trong số đó có những quy định bất cập về quản trị công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhận diện các bất cập đó, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (LDN năm 2020) đã có những quy định góp phần nâng cao cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, thành viên của công ty cổ phần, công ty TNHH, nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế. Bài viết này tập trung vào việc nhận diện, giới thiệu và luận giải một số điểm mới quan trọng trong quản trị công ty cổ phần, công ty TNHH theo LDN năm 2020.
Phát hành trái phiếu trong công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu riêng lẻ là một kênh huy động vốn đang được các công ty cổ phần ưa chuộng. Trước đây, hoạt động này được điều chỉnh bởi Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018, Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020. Tuy nhiên khi Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ đã được luật hóa và tiếp tục được hướng dẫn thi hành bởi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Bài viết tìm hiểu về các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu, đối tượng tham gia mua trái phiếu, các loại trái phiếu, quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN) đối với công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.
Bình luận một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2020 của Việt Nam dù không có những sửa đổi, bổ sung mang tính bước ngoặt hay đột phá nhưng thật sự là những sửa đổi, bổ sung rất cần thiết và kịp thời, tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp (DN), các nhà đầu tư và cho cả các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đề cập và bình luận cũng như làm rõ những điểm mới cơ bản trong LDN năm 2020 về công ty cổ phần để phần nào nâng cao nhận thức cũng như hiệu quả thực thi đối với loại hình DN này.
Trách nhiệm của người quản lý và những điểm mới liên quan theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
Người quản lý doanh nghiệp nắm vị trí, vai trò rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người quản lý sẽ làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, hoàn thiện các quy định pháp lý về trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết. Luật doanh nghiệp năm 2020 đã đưa ra những cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn, nâng cao và mở rộng hơn phạm vi chịu trách nhiệm của người quản lý cũng như đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với người quản lý doanh nghiệp. Qua đó, Luật đã tạo khung pháp lý nhằm nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.