Ngày 22 tháng 7 năm 2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý để đảm bảo ổn định thị trường bất động sản (BĐS). Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, tại một số địa phương xảy ra tình trạng doanh nghiệp BĐS vi phạm pháp luật về kinh doanh BĐS và pháp luật khác có liên quan như: Doanh nghiệp triển khai việc chuyển nhượng đất đai, thực hiện quy hoạch và dự án kinh doanh BĐS trái quy định; Phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; Mua bán, chuyển nhượng nhà, đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý… Thực trạng này gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS. Bài viếtphân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh doanh bất động sản
Một số vấn đề pháp lý về điều kiện kinh doanh bất động sản đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2020
Một số vấn đề pháp lý về điều kiện kinh doanh bất động sản đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2020 Tác giả: Đỗ Thị Thu Hằng [1] & Trần Văn Duy [2] TÓM TẮT Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội […]
Bàn về đổi mới quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh bất động sản
Bài viết phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh bất động sản (KDBĐS), bao gồm các điều kiện về: (i) chủ thể hoạt động KDBĐS, (ii) hình thức tổ chức của chủ thể KDBĐS, (iii) vốn pháp định của chủ thể KDBĐS, (iv) năng lực tài chính của chủ đầu tư dự án BĐS, (v) huy động vốn từ khách hàng, (vi) đối tượng của hoạt động cho thuê, cho thuê mua bất động sản, (vii) giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản và (viii) chứng chỉ hành nghề. Từ đó các tác giả đề xuất các sửa đổi, bổ sung liên quan cho Luật KDBĐS (sửa đổi) mà theo họ là phù hợp và cần thiết để Luật này có khả năng “tạo điều kiện thông thoáng để thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào lĩnh vực bất động sản, để cho thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản nói riêng phát triển một cách ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vừa bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn”[1] .
Chuyên mục: Thương mại/ Pháp luật Kinh doanh bất động sản
Sửa đổi các quy định về Hợp đồng kinh doanh bất động sản trong Luật Kinh doanh bất động sản
Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề bất cập của Luật Kinh doanh bất động (KDBĐS) và Dự thảo Luật KDBĐS sửa đổi (Dự thảo) liên quan đến các vấn đề: cần xác định đúng tính chất và vị trí của hợp đồng KDBĐS trong Luật KDBĐS, phân tích sự thiếu sót của luật trong việc xác định các loại hợp đồng được coi là hợp đồng KDBĐS, đối tượng và điều kiện của đối tượng trong hợp đồng KDBĐS, hình thức và thủ tục của hợp đồng, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định trong Dự thảo Luật KDBĐS.
Chuyên mục: Đất đai
Tổ chức, cá nhân nước ngoài và vấn đề xác lập quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
Kinh doanh bất động sản thường xuyên là một trong những lĩnh vực hàng đầu được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, nên thực tế họ gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn đất phục vụ cho hoạt động đầu tư của mình. Bài viết dưới đây hướng đến việc đánh giá lại các quy định pháp luật đất đai và pháp luật kinh doanh bất động sản có liên quan, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khi xác lập quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.
Chuyên mục: Đất đai
[TUYỂN TẬP] Đề thi Pháp luật Kinh doanh bất động sản
Chuyên mục: Thương mại/ Pháp luật Kinh doanh bất động sản