Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định tương đối cụ thể về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tổ chức thi hành án đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản thế chấp theo bản án, quyết định cho thấy, vẫn còn tình trạng lúng túng, sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thi hành án, tính nghiêm minh của pháp luật. Trong bài viết này, tác giả sẽ bình luận các sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại.
Kê biên tài sản
Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá – Một số bất cập và hướng hoàn thiện
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một trong những phương thức bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Để thi hành quyết định xử phạt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, trong đó, đáng lưu ý nhất là biện pháp “kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá”. Bài viết này phân tích một số hạn chế của pháp luật, đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam