Tính đến hết năm 2020, cả nước có hơn 4.000 tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS)4 và 15.107 luật sư5. Số lượng này vẫn ngày càng tăng nhanh dẫn đến sự cạnh tranh trong thị trường pháp lý ngày càng khốc liệt. Nếu không thực hiện tốt các hoạt động marketing, luật sư và TCHNLS có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút, tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường. Thực tế cho thấy, các luật sư chưa thực sự chú trọng trau dồi các kiến thức, kỹ năng về hoạt động marketing. Bên cạnh đó, khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều thách thức đặt ra cho các luật sư để sử dụng hiệu quả các công cụ marketing hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động marketing đối với luật sư và TCHNLS là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ nhận diện và phân tích về đặc điểm, vai trò, cơ hội và thách thức đối với luật sư và TCHNLS khi thực hiện hoạt động marketing trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Hội nhập quốc tế
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế/ Hình sự/ Tố tụng hình sự
Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: Tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Bài viết nghiên cứu các vấn đề pháp lý của hiện tượng chệch hướng thương mại phát sinh từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ, thông qua việc phân tích các quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong khuôn khổ hiệp định ban hành bởi ASEAN và các hiệp định thương mại ASEAN ký kết với quốc gia ngoại khối. Từ đó, bài viết kiến nghị ban hành quy định chi tiết trong khuôn khổ WTO về quy tắc xuất xứ ưu đãi và chệch hướng thương mại, cũng như học hỏi kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về việc vận dụng quy tắc cộng gộp.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế