Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở khu vực và thế giới, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết mở cửa sâu, phạm vi các vấn đề điều chỉnh bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động. Bài viết tập trung nghiên cứu các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam thực thi có hiệu quả các cam kết này.
Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam - EVFTA
Thực hiện cam kết về các lĩnh vực phi thương mại theo Hiệp định CPTPP và EVFTA tại Việt Nam và một số khuyến nghị
Tính đến nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với gần 60 đối tác . Việc triển khai thực hiện các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên là nghĩa vụ nhưng cũng chính là cơ hội để nước ta thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam. Bài viếtnày lựa chọn đánh giá thực trạng thực hiện cam kết trong các lĩnh vực phi thương mại theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) , từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các cam kết này ở Việt Nam.
Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định tự do thương mại – đầu tư Việt Nam – EU (EVFTA) – Một số vấn đề cần lưu ý
Vào cuối năm 2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do – đầu tư giữa hai vùng lãnh thổ. Bên cạnh nhiều nhượng bộ thương mại đáng khích lệ được ghi nhận trong Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), hai bên cũng đồng ý về nội dung Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) trong đó đáng chú ý là các quy định về hệ thống tòa án đầu tư (ITS hay ICS). Cơ chế này cũng được EU đề xuất với các đối tác thương mại của khối này trong thời gian gần đây và cho thấy nỗ lực của EU trong việc khắc phục nhiều nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua trọng tài vốn bị chỉ trích nhiều năm qua. Bài viết phân tích một số điểm đặc trưng của hệ thống ITS và thảo luận một số khó khăn từ góc độ Việt Nam.
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Thương mại/ Đầu tư quốc tế/ Thương mại quốc tế
Quy định về dược phẩm trong Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Bài viết tập trung làm rõ các quy định của Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam về dược phẩm và các vấn đề đặt ra cho pháp luật Việt Nam trên các khía cạnh: (i) giảm thuế đối với dược phẩm; (ii) quyền kinh doanh dược phẩm của thương nhân khu vực EU tại Việt Nam; (iii) các quy định về đăng ký dược phẩm và mua sắm Chính phủ về dược phẩm; (iv) quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ dữ liệu trong lĩnh vực dược phẩm.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Điều chỉnh quan hệ giữa lao động và thương mại quốc tế trong khuôn khổ EVFTA
Quan hệ giữa lao động và thương mại quốc tế được điều chỉnh như thế nào trong luật thương mại quốc tế? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết tác giả sẽ xem xét khuynh hướng điều chỉnh mối quan hệ trên trong luật thương mại quốc tế nói chung; sau đó nghiên cứu việc điều chỉnh mối quan hệ này qua ví dụ điển hình là Chương 13 dự thảo EVFTA.
Chuyên mục: Lao động/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế