Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở khu vực và thế giới, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết mở cửa sâu, phạm vi các vấn đề điều chỉnh bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động. Bài viết tập trung nghiên cứu các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam thực thi có hiệu quả các cam kết này.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP
Thực hiện cam kết về các lĩnh vực phi thương mại theo Hiệp định CPTPP và EVFTA tại Việt Nam và một số khuyến nghị
Tính đến nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với gần 60 đối tác . Việc triển khai thực hiện các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên là nghĩa vụ nhưng cũng chính là cơ hội để nước ta thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam. Bài viếtnày lựa chọn đánh giá thực trạng thực hiện cam kết trong các lĩnh vực phi thương mại theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) , từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các cam kết này ở Việt Nam.
Hoàn thiện pháp luật về Tổ chức đại diện lao động (Công đoàn) khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Chuyên mục: Lao động
Tác động của các quy định về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với việc hoàn thiện Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Thực trạng pháp luật lao động việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tham chiếu với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Chuyên mục: Lao động/ Quốc tế/ Thương mại quốc tế
Thực thi cam kết trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP về xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Điều 18.74.4 của Hiệp định CPTPP thiết lập nghĩa vụ: Tòa án khi xác định khoản bồi thường thiệt hại để đền bù cho tổn thất mà chủ thể quyền phải gánh chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) do người xâm phạm đã thực hiện khi biết hoặc có cơ sở hợp lý để biết về hành vi xâm phạm, phải xem xét bất kỳ cách tính giá trị hợp pháp nào do chủ thể quyền đưa ra, trong đó có thể bao gồm lợi nhuận bị mất, giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ bị xâm phạm tính theo giá thị trường, hoặc theo giá bán lẻ được đề xuất. Để có căn cứ xác định sự cần thiết cũng như mức độ sửa đổi quy định Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) theo hướng bổ sung thẩm quyền xem xét các cách tính giá trị hợp pháp do chủ thể quyền đưa ra của Tòa án khi quyết định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT, việc phân tích, đánh giá thực trạng quy định Luật SHTT năm 2005 về vấn đề này là việc làm cần thiết.
Chuyên mục: Quốc tế/ Sở hữu trí tuệ/ Thương mại
Liên hệ tiêu chuẩn “đối xử công bằng và thỏa đáng” với mục tiêu bảo vệ môi trường trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – Một số đề xuất cho Việt Nam
Trong thế kỷ 21, vấn đề phát triển bền vững đang ngày càng nhận được sự quan tâm từ các quốc gia thể hiện trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới. Mặt khác, thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư cho thấy sự thay đổi chính sách về môi trường của quốc gia có thể dẫn đến khả năng bị cáo buộc vi phạm tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng (FET). Là quốc gia tiếp nhận đầu tư đang phát triển, Việt Nam đã đàm phán ký kết một số FTA trong đó có sự điều chỉnh đáng kể điều khoản FET cũng như tích hợp thêm vấn đề bảo vệ môi trường vào nội dung hiệp định như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Tự do thương mại Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA). Bài viết này phân tích cách quy định về tiêu chuẩn FET và mối liên hệ với vấn đề môi trường và phát triển bền vững trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam tham gia, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất cụ thể từ góc độ thực thi Hiệp định.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại
Đánh giá các quy định về bảo vệ môi trường trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) – Lưu ý cho Việt Nam với tư cách quốc gia tiếp nhận đầu tư
Việc quy định vấn đề bảo vệ môi trường trong những hiệp định tự do thương mại (FTA), đặc biệt là từ năm 2010 trở đi, xuất phát từ sự thất bại của đàm phán đa phương về vấn đề này trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bài viết nghiên cứu cách tiếp cận của các quy định bảo vệ môi trường trong một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới tiêu biểu – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thông qua việc phân loại các quy định bảo vệ môi trường dựa trên bản chất của chúng và từ đó đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam với tư cách là thành viên ký kết và là quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Quy định của CPTPP về thương mại điện tử và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xem là một trong những hiệp định thương mại thế hệ mới mà khi Việt Nam tham gia sẽ tạo thành một tiền đề quan trọng để thúc đẩy cải cách các thể chế theo cam kết và chuẩn mực chung của kinh tế thế giới. Nội dung của Hiệp định này không còn gói gọn trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ hay sở hữu trí tuệ mà còn yêu cầu các quốc gia ký kết phải mở cửa một cách sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác. Một trong số đó là các cam kết liên quan đến thương mại điện tử. Vì thế, khi CPTPP có hiệu lực, những quy định về thương mại điện tử được giữ nguyên lại từ TPP-12 đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu nhất định phải tuân thủ đồng thời tìm kiếm những giải pháp pháp lý trong nước nhằm chống lại những rủi ro đến từ quá trình hội nhập trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và những thách thức với Việt Nam khi thực thi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã có 10 nội dung trong lĩnh vực này được tạm hoãn thi hành nhưng các thách thức vẫn còn nguyên giá trị nghiên cứu. Bài viết phân tích các thách thức này gắn với những nội dung cụ thể trong chương 18 về sở hữu trí tuệ của CPTPP.
Chuyên mục: Quốc tế/ Sở hữu trí tuệ/ Thương mại