Mặc dù không thể phủ nhận những tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi của Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2014, nhưng thực tiễn sau 05 năm thực hiện LDN năm 2014 đã cho thấy tồn tại những bất cập nhất định. Vì vậy, LDN năm 2020 đã có những sửa đổi, bổ sung về đăng ký thành lập doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh, góp phần nâng xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam lên ít nhất 25 bậc theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Trong bài viết này, tác giả sẽ liệt kê và phân tích những điểm mới đáng chú ý của LDN năm 2020 về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Những bất cập trong thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Qua 08 năm thực thi, Luật Doanh nghiệp 2005 đã bộc lộ không ít vướng mắc trên thực tế. Thực hiện Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã xúc tiến việc sửa đổi và đến nay đã hoàn thành Dự thảo 3 của Luật Doanh nghiệp sửa đổi (Dự thảo Luật). Trong bài viết này, tác giả phân tích một số điểm hạn chế liên quan đến việc ghi mã ngành kinh doanh, việc phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, sự can thiệp của các luật chuyên ngành đối với việc thành lập doanh nghiệp cũng như các căn cứ thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (CNĐKDN).Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thủ tục cấp và thu hồi Giấy CNĐKDN trong Luật doanh nghiệp sửa đổi.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Thương mại