Người chưa thành niên là một trong những chủ thể được quyền tham gia vào giao dịch dân sự. Tùy từng giao dịch dân sự, pháp luật có những quy định khác nhau về điều kiện tham gia giao dịch dân sự của người chưa thành niên. Trong đó, người đại diện theo pháp luật giữ vai trò quan trọng, trở thành điều kiện bắt buộc trong một số giao dịch. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện nay vẫn chưa rõ ràng trong việc nhận diện người chưa thành niên, xác định đúng vai trò của người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, điều kiện xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người chưa thành niên, đặc biệt trong hoạt động công chứng. Bài viết đề cập đến những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến chế định đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
Giao dịch dân sự
Hoàn thiện pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có những diễn biến hết sức phức tạp, không ngừng gia tăng cả về số vụ và hậu quả mà hành vi này gây ra cho xã hội. Với phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đã tạo ra tâm lý hoang mang trong dư luận, gây bất ổn về an ninh trật tự, kìm hãm sự phát triển kinh tế và vấn đề này cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng các loại tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự vẫn còn hạn chế, thiếu sót nhất định do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý. Do đó, bài viết tập trung làm rõ sơ hở, thiếu sót trong quy định pháp luật để từ đó kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thời gian tới.
Bình luận án lệ 04/2016/AL: Về sự ưng thuận trong giao dịch dân sự
Ý chí chủ thể là một trong những điều kiện quan trọng quyết định hiệu lực của một giao dịch dân sự. Đối với những giao dịch liên quan đến tài sản chung, sự đồng thuận giữa các đồng sở hữu chủ là điều không thể thiếu. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định về hình thức cụ thể đối với sự thỏa thuận giữa các chủ sở hữu. Khó khăn đặt ra khi giao dịch được xác lập mà không thỏa mãn yêu cầu về hình thức của sự đồng thuận. Việc tìm hiểu nội dung Án lệ số 04/2016/AL sẽ phần nào giải quyết vấn đề kể trên.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam