Đình chỉ thi hành án dân sự (THADS) là một thủ tục được quy định trong Luật thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) mà Cơ quan thi hành án dân sự (Cơ quan THADS) áp dụng để kết thúc việc thi hành án, hay nói khác là chấm dứt quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Việc đình chỉ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, vì vậy pháp luật quy định Cơ quan THADS không được tùy tiện đình chỉ mà phải dựa trên căn cứ luật định. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi phân tích những bất cập, vướng mắc, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam.
Đình chỉ
Về sự thiếu thống nhất của các quy định “Đình chỉ” và “Tạm đình chỉ” trong các Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và kiến nghị
Thuật ngữ “đình chỉ” và “tạm đình chỉ” được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản pháp luật Việt Nam, tuy nhiên cách hiểu các thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau trong các văn bản pháp luật ở nước ta nên dẫn đến việc hiểu nội dung của các văn bản không được chính xác, và hệ lụy của việc hiểu không chính xác này sẽ gây nên việc triển khai thực hiện không đúng mệnh lệnh mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đến hoạt động áp dụng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Vì vậy, đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền cần xác định thống nhất một cách hiểu trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Bài viết này tập trung phân tích thực tiễn pháp luật Việt Nam trong việc sử dụng các thuật ngữ này và đưa ra một số kiến nghị.
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam