Hoàn thiện các quy định về hình thức, điều kiện, thủ tục ưu đãi đầu tư nhằm thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng; sửa đổi, bổ sung các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng cắt giảm một số ngành, nghề không cần thiết, bất hợp lý để đảm bảo tốt hơn quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư trong những ngành nghề mà luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện là những mục tiêu mà Luật Đầu tư năm 2020 hướng đến. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả nhận diện, giới thiệu và luận giải một số điểm mới quan trọng về ngành, nghề đầu tư kinh doanh và ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020.
Điểm mới của Luật
Những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020 về ưu đãi đầu tư
Luật Đầu tư năm 2020 ban hành đã tiếp tục ghi nhận những điểm tiến bộ của Luật Đầu tư năm 2014 và hoàn thiện một số nội dung mới về ưu đãi đầu tư. Những điểm mới về ưu đãi đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2020 tập trung vào nguyên tắc ưu đãi đầu tư, hình thức ưu đãi đầu tư, đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư, ngành, nghề ưu đãi đầu tư và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020 về ưu đãi đầu tư phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan đến ưu đãi đầu tư, giảm thiểu các ảnh hưởng của thể chế đối với môi trường đầu tư.
Những điểm mới trong Luật Đầu tư năm 2020 về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” là nguyên tắc đã được khẳng định trong Hiến pháp và các đạo luật về kinh doanh. Để thực hiện nguyên tắc này, việc quy định những ngành nghề nào pháp luật cần phải cấm để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư là một trong những nội dung cần quan tâm mỗi khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Bài viết phân tích và bình luận về các điểm mới trong Luật Đầu tư năm 2020 về ngành nghề cấm kinh doanh so với những Luật Đầu tư trước đây, từ đó cho thấy sự cần thiết và hợp lý của các quy định này.
Những điểm mới về lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020
Nội dung về lựa chọn nhà đầu tư đã được quy định trong khá nhiều văn bản pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy các quy định này còn thiếu tính nhất quán, chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện, đặc biệt là những quy định liên quan đến các dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong bối cảnh đó, Luật Đầu tư năm 2020 bước đầu đã có những giải pháp để làm rõ các nguyên tắc, điều kiện áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà đầu tư, góp phần tháo gỡ các vướng mắc nêu trên. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích các điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020 về lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời đánh giá về giải pháp được quy định trong Luật Đầu tư năm 2020 để giải quyết các bất cập liên quan đến nội dung này.
Một số điểm mới về thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2020
Luật Đầu tư năm 2020 có thể coi là một bước đột phá trong vấn đề điều chỉnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhiều quy định đã dỡ bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong thủ tục đầu tư. Bên cạnh những quy định mang tính cởi mở về các thủ tục hành chính, Luật Đầu tư năm 2020 còn có những quy định đòi hỏi chặt chẽ hơn như quy định liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án tại khu vực có vị trí địa lý trọng yếu, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Bài viết dưới đây nhằm phân tích một số điểm mới về thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020 tác động tới môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam
Kể từ ngày 01/01/2021, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 chính thức có hiệu lực thi hành. Luật Đầu tư năm 2020 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, được kỳ vọng sẽ thu hút, tận dụng được tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, khôi phục sự phát triển kinh tế. Bài viết phân tích những điểm mới quan trọng trong Luật Đầu tư năm 2020 tác động tới môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị hữu ích đối với nhà đầu tư để thích nghi, tiếp cận với những thay đổi của chính sách pháp luật.
Tổng quan những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020
Luật Đầu tư năm 2014 đã góp phần xóa bỏ rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thi hành, Luật Đầu tư năm 2014 đã bộc lộ một số bất cập trong các quy định và vướng mắc trong quá trình thực thi, do đó, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 có một số điểm mới quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Đầu tư năm 2014. Bài viết này khái quát bối cảnh xây dựng và ban hành Luật Đầu tư năm 2020, đồng thời tổng quan những điểm mới nổi bật của Luật Đầu tư năm 2020.
Một số điểm mới của Tội Buôn lậu trong Bộ luật Hình sự 2015 và những vấn đề đặt ra khi triển khai thực hiện ở thành phố Hải Phòng
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần các tội phạm
Những quy định mới về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Những nội dung mới của Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 của Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung/ Tố tụng hình sự