Những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu ban hành chính sách kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do những quan ngại liên quan đến an ninh quốc gia. Bài viết xem xét tổng quan tình hình ban hành chính sách này của một số quốc gia trên thế giới, với ví dụ cụ thể các trường hợp của Úc, Trung Quốc và Việt Nam, từ đó đưa ra một số so sánh bình luận, cũng như khuyến nghị cho việc thực thi Luật Đầu tư mới ban hành năm 2020 của Việt Nam liên quan đến quản lý nguồn vốn FDI và bảo vệ an ninh quốc gia.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Phát triển bền vững và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài – nhìn từ góc độ luật và chính sách của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) ở phạm vi toàn cầu đã có sự phát triển mạnh mẽ. Với trường hợp Trung Quốc, từ khi đề ra chính sách “Hướng ra toàn cầu” vào năm 2001, hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng dự án. Song song với những chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ĐTTTRNN, Trung Quốc cũng đề ra một loạt các quy định nhằm xây dựng một khuôn khổ chính sách hướng đến sự phát triển ĐTTTRNN bền vững. Hệ thống chính sách và quy định này nhấn mạnh những cam kết của chính phủ và các nhà đầu tư Trung Quốc trong việc gắn chặt phát triển đầu tư với giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bài viết cung cấp một góc nhìn khái quát từ quy định và thực tế của Trung Quốc về các yếu tố nhằm phát triển bền vững tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Đầu tư quốc tế