Đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam được chính thức ghi nhận tại Pháp lệnh luật sư năm 2001, với quy định về điều kiện để trở thành luật sư là phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư. Tuy nhiên, phải đến khi Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25/2/2004, việc đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam mới được thực hiện một cách chính quy, bài bản. Học viện Tư pháp cũng là nơi duy nhất trong cả nước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực luật sư phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp và nhu cầu về luật sư của xã hội. Bài viết thể hiện quan điểm về một số khía cạnh đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay từ góc nhìn của người hành nghề thực tiễn.
Đào tạo nghề
Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong quan hệ đào tạo nghề theo pháp luật lao động Việt Nam
Quản lý lao động là một trong những hoạt động quan trọng nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp. Thực hiện tốt quyền quản lý lao động là điều kiện quan trọng để người sử dụng lao động sử dụng hiệu quả sức lao động, nguồn vốn, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Tuy nhiên, hoạt động quản lý của người sử dụng lao động hiện nay gặp một số khó khăn do các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, đặc biệt là quan hệ quản lý người lao động sau khi được đào tạo. Bài viết nghiên cứu quyền quản lý của người sử dụng lao động trong quan hệ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật lao động về quyền quản lý của người sử dụng lao động.
Chuyên mục: Lao động