Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung
Công ước chống tra tấn 1984
Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn 1984 của Liên hợp quốc
Trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam 1999, tội dùng nhục hình rất gần và rất điển hình cho các tội phạm có hành vi tra tấn. Do đó, cần nghiên cứu đặc điểm của tội phạm này ở khía cạnh pháp lý và khía cạnh thực tế của nó để tìm kiếm biện pháp phòng ngừa góp phần thực thi nghĩa vụ quốc gia khi chính thức trở thành thành viên của CAT. Tội dùng nhục hình ở Việt Nam bị phát hiện, xử lý không nhiều nhưng để lại những hậu quả nhất định. Tội phạm này có nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân thuộc ý thức, trình độ, nghiệp vụ, đạo đức của chủ thể thực hiện hành vi, nguyên nhân do thiếu sót của hệ thống kiểm tra, giám sát… Vì vậy cần tiến hành đồng bộ các giải pháp để phòng ngừa tội phạm này. Biện pháp phòng ngừa được đề nghị hướng đến loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội dùng nhục hình và trên tinh thần các khuyến nghị nêu ra tại các điều khoản của CAT. Đó là những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, đào tạo đối với những cán bộ có liên quan đến dùng nhục hình và các cá nhân khác. Biện pháp hoàn thiện cơ chế giám sát để ngăn ngừa và phát hiện, xử lý tội dùng nhục hình; biện pháp bổ sung một số quy định của BLTTHS để ngăn ngừa tội dùng nhục hình.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế/ Tội phạm học
Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam
Ngày 7-11-2013, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn Công ước này. Vấn đề nội luật hóa các nội dung của Công ước là một yêu cầu tất yếu hiện nay và phải được tiến hành trên một diện rộng, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự nói chung và hoạt động hỏi cung bị can nói riêng. Các quy định của pháp luật hiện hành về hỏi cung bị can cơ bản đã đảm bảo được vấn đề “chống tra tấn”. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả quá trình nội luật hóa Công ước cũng như nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người của bị can khi bị hỏi cung, pháp luật tố tụng hình sự nước ta cần hoàn thiện hơn các quy định về hỏi cung cũng như có những cơ chế cần thiết để đảm bảo hiệu quả của hoạt động này. Cụ thể: – Hoàn thiện các quy định tại Điều 131, Điều 306 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về hỏi cung bị can; – Hoàn thiện quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền của người bào chữa; – Ghi nhận quyền im lặng của bị can; – Luật hóa các biện pháp nghiệp vụ khi hỏi cung bị can.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế/ Tố tụng hình sự
Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Một trong những mục đích trọng tâm mà Công ước về chống tra tấn (CAT) hướng tới đó là thiết lập hệ thống các nghĩa vụ đối với quốc gia thành viên nhằm chống lại mọi hình thức tra tấn trong quá trình chứng minh và xử lý tội phạm. Trong bối cảnh đó, bài viết này nhằm giới thiệu những quy định của CAT liên quan đến bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự – có nguy cơ (và) là nạn nhân của tra tấn, đồng thời đánh giá mức độ tương thích của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với những điều khoản của CAT có liên quan. Qua đó, bài viết cũng gợi mở một số định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo những cam kết mà CAT đưa ra đối với các quốc gia thành viên để phục vụ cho tiến trình nội luật hóa.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung/ Luật Hình sự quốc tế
Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Bài viết có kết cấu gồm 4 phần:
1/ Khái quát các quy định của Công ước về trách nhiệm của các cơ quan thành viên liên quan đến tố tụng hình sự;
2/ Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong mối tương quan với Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tán ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (CAT);
3/ Đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhằm nội luật hóa đầy đủ các quy định của Công ước.
4/ Kết luận.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Nội luật hóa quy định của Công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
Năm 2013, Việt Nam đã ký kết Công ước Chống tra tấn và hiện nay đang tiến hành các thủ tục cần thiết để phê chuẩn Công ước này. Sau khi phê chuẩn, chúng ta có nghĩa vụ phải nội luật hóa các quy định của Công ước này trong hệ thống pháp luật của mình, trong đó có quy định về quyền tài phán tại Điều 5 Công ước. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành về quyền tài phán, tìm ra những điểm bất cập với Công ước và nghiên cứu các kiến nghị sửa đổi BLHS về vấn đề này phù hợp với nội dung Công ước.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung/ Luật Hình sự quốc tế
Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về chống tra tấn
Ngày 7/11/2013, Việt Nam đã ký Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn năm 1984 sau đây gọi tắt là CAT. Điều này đã thể hiện chủ trương cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện những thủ tục pháp lý cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của Công ước này. Khi Công ước được thực thi tại Việt Nam sẽ đặt ra các nghĩa vụ quốc gia, trong đó nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của Công ước, cụ thể là tội phạm hóa hành vi tra tấn vào pháp luật hình sự. Đây là nghĩa vụ quan trọng vì tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ nạn nhân và xây dựng chính sách để ngăn ngừa hành vi tra tấn. Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung phân tích quy định Điều 1 và Điều 4 của Công ước, đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 để đánh giá mức độ tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với quy định công ước và tham khảo quy định của BLHS Liên bang Nga, Đức và Trung Quốc. Từ đó tác giả mạnh dạn đưa ra hai đề xuất cơ bản: một là tội phạm hóa hành vi tra tấn theo quy định của Công ước bằng cách quy định Tội tra tấn người khác trong khi thi hành công vụ quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ; hai là bãi bỏ Tội dùng nhục hình quy định tại Điều 298 BLHS 1999.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế
Pháp luật hình sự Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn
Bài viết đánh giá mức độ đáp ứng của pháp luật hình sự Việt Nam đối với yêu cầu tội phạm hóa các hành vi tra tấn của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và khái quát tình hình hành vi tra tấn ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, tác giả khẳng định: các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) chưa bao quát hết các dạng hành vi tra tấn (theo Công ước) đang xảy ra tương đối đa dạng ở Việt Nam cũng như chưa phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm của các hành vi này đối với quyền con người. Từ kết quả này, bài viết đề xuất phương án bổ sung, hoàn thiện các điều luật chống cũng như phòng ngừa hành vi tra tấn để bảo vệ hiệu quả hơn con người và quyền con người.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế
Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – hai mặt của một đồng xu?
Điểm trọng tâm của Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn1 là định nghĩa về “tra tấn” được quy định tại Điều 1. Trong những điều khoản còn lại, các quốc gia thành viên của Công ước cam kết thực hiện nghĩa vụ liên quan đến chống “tra tấn” và “hành vi tra tấn”. Trong đó, có nghĩa vụ “đảm bảo mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự của quốc gia đó” được quy định trong Điều 4 CAT. Việc thực hiện Điều 4 CAT có thể được tiến hành một cách đơn giản bằng việc các quốc gia thành viên chuyển định nghĩa về “tra tấn”vào trong bộ luật hình sự của mình dưới dạng định nghĩa tội phạm về tra tấn. Nhưng một số quốc gia e ngại phương thức này bất chấp sự thúc giục của cả Ủy ban Chống tra tấn (CAT) và các tổ chức nhân quyền.
Chuyên mục: Hình sự
Nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp hình sự và quyền tài phán phổ quát của quốc gia theo Công ước chống tra tấn năm 1984
Bài viết làm sáng tỏ nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự và thực hiện quyền tài phán phổ quát của các quốc gia thành viên theo quy định của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục năm 1984 và bảo đảm thực thi các nghĩa vụ này theo pháp luật Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Luật Hình sự quốc tế